No. 0808 ( ÐÐ Nguyên Tạng)
Bà Caroline Rhys Davids
Người kế thừa và phát triển Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali tại Anh Quốc
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2006
---o0o---
Điều quan trọng nhất về bà Caronline Augusta Foley Rhys Davids (1858-1942) là bà là một nhà phê bình. Bà không chấp nhận tất cả những gì ở trong kinh điển Pali là lời của Đức Phật. Bà tin rằng những đệ tử thừa hưởng giáo lý của Đức Phật đã truyền lại với những giáo lý mà trong đó có “hình thức xuyên tạc”. Bà có cách diễn dịch giáo pháp theo cách riêng của mình mà bà trình bày một cách can đảm. Mặt khác bà đã bày tỏ tinh thần khoan dung và tiến bộ của Phật Giáo, và sau hết là bà đã cống hiến tài năng về học thuật của mình cho lý tưởng Phật Giáo.
Vào năm 36 tuổi, cô Caroline Augusta Foley kết hôn với Thomas William Rhys Davids, 52 tuổi. Bà là một người chín chắn và độc lập với căn bản xuất sắc về học thuật. Rhys Davids cũng vậy. Hai người cùng quan tâm đến kinh sách Phật Giáo hệ Pali. Một người bạn chung của hai người đã trông thấy những tiềm năng của một cuộc kết hợp giữa hai nhà trí thức lớn, vì vậy đã khuyên họ kết hôn với nhau. Cuộc hôn nhân đã cho thấy một kết quả hoàn hảo. Ông bà Rhys Davids có 3 người con, đó là Davids Vivien Brynhilda (1895), Nesta Enid (1900) và Arthur Rhys Davids (1897), là một phi công chiến đấu đã tử trận trong thế chiến thứ nhất.
Sinh năm 1858, Caronline Augusta Foley là một sinh viên xuất sắc ở University College, Luân Đôn, nơi mà sau này bà được bầu vào ban giám đốc. Là thạc sĩ và tiến sĩ văn chương, trong một thời gian dài bà là giảng viên tiếng Pali ở Trường Đông Phương và Phi Châu Học Luân Đôn (London School of Oriental and African Studies ) và trong một thời gian cũng là giảng viên Triết Học Ấn Độ ở Đại học Manchester.
Năm 1881, bà cùng với chồng là Tiến Sĩ Rhys Davids thành lập Hiệp hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text Society) tại Luân Đôn, và đây có thể xem là một tổ chức Phật Giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển ngữ và in ấn kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Pàli và Anh ngữ. Bà Rhys Davids đã trở thành người kế thừa xứng đáng với vai trò Chủ tịch Hội (từ 1922 đến 1942) sau khi chồng bà qua đời vào năm 1922.
Một học giả hàng đầu với tài năng đa dạng
Trong tiểu sử tự thuật nhan đề “Đốt cả hai đầu cây nến” (Both Ends of the Candle), Sir Denison Ross, giám đốc đầu tiên của Trường Đông Phương và Phi Châu Học Luân Đôn, viết như sau “ Lúc còn trẻ đã đánh bại đa số người trong môn quần vợt và môn bi da, bà đã nhiều năm là một học giả Pali hàng đầu, là giảng viên môn Pali, bà là một bảo vật của trường và đã thu hút được những sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác. Bà đã phải chịu một sự mất mát kinh khủng khi người con trai của bà tử trận, anh ta là một phi công chiến đấu xuất sắc của chúng ta và đã được chính phủ tặng Huân Chương Thập Tự Victoria”.
Bà đã xuất bản rất nhiều kinh sách PG Pali với các bản dịch tiếng Anh bằng văn xuôi hay văn vần. Bà có công lớn trong việc biên tập, giải thích những cuốn sách khó hiểu của Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka). Tài năng của bà càng nổi bật qua việc biên tập những tác phẩm khó hiểu như Phân Biệt Luận (Vibhanga); Phát Thú Luận (Patthana); Song Yếu (Yamaka); Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhamagga). Bà cũng dịch sang tiếng Anh một cách trong sáng những tác phẩm nổi tiếng khác của Luận Tạng như Pháp Tập Luận (Dhammasangani); Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasangaha) và Luận Sự Luận (Kathavatthu), hai cuốn sau bà hợp tác với Swee Zan Aung, người Miến Điện. Về Kinh Tạng (Sutta Pitaka), hai bản dịch chính của bà là Tương Ưng Bộ Kinh (The Samyutta Nikaya/ The Grouped Discourses); và Chuyện Tiền Thân Đức Phật (The Jataka) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya).Các bản bịch tiếng Anh văn vần của bà là Trưởng LãoTăng Kệ (Theragatha) và Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha). Hai cuốn này được xem là những tuyệt phẩm về văn vần của bà.
Ngoài những kinh sách do bà dịch và biên tập, bà còn viết những cuốn sách riêng của mình như “Gotama the Man” ( Đức Phật, một Con Người), và Thích Ca hay nguồn gốc Phật Giáo (Sakya or Buddhist Origins), cả hai cuốn sách gợi ý rất nhiều cho giới học giả Tây phương tìm về con người đích thực của Đức Thế Tôn. Các tác phẩm đáng chú ý khác của bà là Tâm lý học Phật Giáo (Buddhist Psychology); Sự khởi nguyên và phát triển của Tâm lý học Ấn Độ trong Phật Giáo (The Birth Of Indian Psychology And Its Development In Buddhism). Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu khác của bà viết về Phật Giáo đã được sưu tập lại và xuất bản sau khi bà qua đời qua tuyển tập Lời Người Đi Đường (Wayfarer’s Words).
Diễn dịch giáo lý
Một trong những lời diễn dịch giáo lý của bà như sau “ Ít nhất là ba lần kinh sách Pali viết rằng ngài Xá Lợi Phất (Sariputta), đại đệ tử của Phật Thích Ca, thường nói về “ ta và tâm của ta” với một tỉ dụ. Ngài nói rằng chúng ta nên kiểm soát tâm của mình, chứ không để cho mình chịu sự điều khiển của tâm. Cũng giống như một vị vua có nhiều bộ áo trong tủ, sẽ lấy ra bộ nào cần mặc vào buổi sáng, bộ nào vào buổi trưa và bộ nào cho buổi tối, rồi khoác lên người với bộ áo thích hợp, và bộ áo đó không có gì để nói trong việc này. (những đoạn này trích từ Majjhima Nikaya Sutta, 32 (Trung Bộ Kinh, Kinh số 32); Samyutta Nikya (Tương Ưng Bộ Kinh); Mahavagga về Bojjhanga ( Đại Phẩm về Bồ Đề Phần), “ Patisambhida magga” , “ Bojjhanga Katha” ( Bồ Đề Phần Kệ).
Bà Caroline Rhys Davids
Người kế thừa và phát triển Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali tại Anh Quốc
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2006
---o0o---
Điều quan trọng nhất về bà Caronline Augusta Foley Rhys Davids (1858-1942) là bà là một nhà phê bình. Bà không chấp nhận tất cả những gì ở trong kinh điển Pali là lời của Đức Phật. Bà tin rằng những đệ tử thừa hưởng giáo lý của Đức Phật đã truyền lại với những giáo lý mà trong đó có “hình thức xuyên tạc”. Bà có cách diễn dịch giáo pháp theo cách riêng của mình mà bà trình bày một cách can đảm. Mặt khác bà đã bày tỏ tinh thần khoan dung và tiến bộ của Phật Giáo, và sau hết là bà đã cống hiến tài năng về học thuật của mình cho lý tưởng Phật Giáo.
Vào năm 36 tuổi, cô Caroline Augusta Foley kết hôn với Thomas William Rhys Davids, 52 tuổi. Bà là một người chín chắn và độc lập với căn bản xuất sắc về học thuật. Rhys Davids cũng vậy. Hai người cùng quan tâm đến kinh sách Phật Giáo hệ Pali. Một người bạn chung của hai người đã trông thấy những tiềm năng của một cuộc kết hợp giữa hai nhà trí thức lớn, vì vậy đã khuyên họ kết hôn với nhau. Cuộc hôn nhân đã cho thấy một kết quả hoàn hảo. Ông bà Rhys Davids có 3 người con, đó là Davids Vivien Brynhilda (1895), Nesta Enid (1900) và Arthur Rhys Davids (1897), là một phi công chiến đấu đã tử trận trong thế chiến thứ nhất.
Sinh năm 1858, Caronline Augusta Foley là một sinh viên xuất sắc ở University College, Luân Đôn, nơi mà sau này bà được bầu vào ban giám đốc. Là thạc sĩ và tiến sĩ văn chương, trong một thời gian dài bà là giảng viên tiếng Pali ở Trường Đông Phương và Phi Châu Học Luân Đôn (London School of Oriental and African Studies ) và trong một thời gian cũng là giảng viên Triết Học Ấn Độ ở Đại học Manchester.
Năm 1881, bà cùng với chồng là Tiến Sĩ Rhys Davids thành lập Hiệp hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text Society) tại Luân Đôn, và đây có thể xem là một tổ chức Phật Giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển ngữ và in ấn kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Pàli và Anh ngữ. Bà Rhys Davids đã trở thành người kế thừa xứng đáng với vai trò Chủ tịch Hội (từ 1922 đến 1942) sau khi chồng bà qua đời vào năm 1922.
Một học giả hàng đầu với tài năng đa dạng
Trong tiểu sử tự thuật nhan đề “Đốt cả hai đầu cây nến” (Both Ends of the Candle), Sir Denison Ross, giám đốc đầu tiên của Trường Đông Phương và Phi Châu Học Luân Đôn, viết như sau “ Lúc còn trẻ đã đánh bại đa số người trong môn quần vợt và môn bi da, bà đã nhiều năm là một học giả Pali hàng đầu, là giảng viên môn Pali, bà là một bảo vật của trường và đã thu hút được những sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác. Bà đã phải chịu một sự mất mát kinh khủng khi người con trai của bà tử trận, anh ta là một phi công chiến đấu xuất sắc của chúng ta và đã được chính phủ tặng Huân Chương Thập Tự Victoria”.
Bà đã xuất bản rất nhiều kinh sách PG Pali với các bản dịch tiếng Anh bằng văn xuôi hay văn vần. Bà có công lớn trong việc biên tập, giải thích những cuốn sách khó hiểu của Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka). Tài năng của bà càng nổi bật qua việc biên tập những tác phẩm khó hiểu như Phân Biệt Luận (Vibhanga); Phát Thú Luận (Patthana); Song Yếu (Yamaka); Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhamagga). Bà cũng dịch sang tiếng Anh một cách trong sáng những tác phẩm nổi tiếng khác của Luận Tạng như Pháp Tập Luận (Dhammasangani); Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasangaha) và Luận Sự Luận (Kathavatthu), hai cuốn sau bà hợp tác với Swee Zan Aung, người Miến Điện. Về Kinh Tạng (Sutta Pitaka), hai bản dịch chính của bà là Tương Ưng Bộ Kinh (The Samyutta Nikaya/ The Grouped Discourses); và Chuyện Tiền Thân Đức Phật (The Jataka) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya).Các bản bịch tiếng Anh văn vần của bà là Trưởng LãoTăng Kệ (Theragatha) và Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha). Hai cuốn này được xem là những tuyệt phẩm về văn vần của bà.
Ngoài những kinh sách do bà dịch và biên tập, bà còn viết những cuốn sách riêng của mình như “Gotama the Man” ( Đức Phật, một Con Người), và Thích Ca hay nguồn gốc Phật Giáo (Sakya or Buddhist Origins), cả hai cuốn sách gợi ý rất nhiều cho giới học giả Tây phương tìm về con người đích thực của Đức Thế Tôn. Các tác phẩm đáng chú ý khác của bà là Tâm lý học Phật Giáo (Buddhist Psychology); Sự khởi nguyên và phát triển của Tâm lý học Ấn Độ trong Phật Giáo (The Birth Of Indian Psychology And Its Development In Buddhism). Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu khác của bà viết về Phật Giáo đã được sưu tập lại và xuất bản sau khi bà qua đời qua tuyển tập Lời Người Đi Đường (Wayfarer’s Words).
Diễn dịch giáo lý
Một trong những lời diễn dịch giáo lý của bà như sau “ Ít nhất là ba lần kinh sách Pali viết rằng ngài Xá Lợi Phất (Sariputta), đại đệ tử của Phật Thích Ca, thường nói về “ ta và tâm của ta” với một tỉ dụ. Ngài nói rằng chúng ta nên kiểm soát tâm của mình, chứ không để cho mình chịu sự điều khiển của tâm. Cũng giống như một vị vua có nhiều bộ áo trong tủ, sẽ lấy ra bộ nào cần mặc vào buổi sáng, bộ nào vào buổi trưa và bộ nào cho buổi tối, rồi khoác lên người với bộ áo thích hợp, và bộ áo đó không có gì để nói trong việc này. (những đoạn này trích từ Majjhima Nikaya Sutta, 32 (Trung Bộ Kinh, Kinh số 32); Samyutta Nikya (Tương Ưng Bộ Kinh); Mahavagga về Bojjhanga ( Đại Phẩm về Bồ Đề Phần), “ Patisambhida magga” , “ Bojjhanga Katha” ( Bồ Đề Phần Kệ).
Đây là sự một sự phân biệt rõ ràng giữa con người và công cụ của y. Những công cụ phải được giữ ở chỗ của chúng. Chúng ta lại thấy sự phân biệt này trong một thí dụ khác, lần này là do Đức Phật nói “ở trong rừng Jeta, xung quanh Tịnh Xá (nơi Ngài cư trú trong những năm cuối đời) có những người đang kiếm củi. Đức Phật nói các ông không gọi những thanh củi này là rừng chứ? vậy hãy xem thân và tâm không phải là các ông, không phải là chính mình”. Củi được mang đi để đốt, rừng vẫn còn và lại nở hoa.
“Một lần nữa, trong hai câu đầu của phẩm Song Yếu (Yamakavagga) của Kinh Pháp Cú (Dhammapada), chúng ta đọc thấy “ Nếu một người nói hay hành động với tâm ô nhiễm, quả xấu sẽ đi theo người đó như bánh xe đi theo chân con bò. Nếu người đó nói hay hành động với tâm thanh tịnh, niềm phúc lạc sẽ đi theo người đó như bóng cây không rời khỏi cây”
Nhưng đến lúc có sự thay đổi trong giáo lý. Vị Thầy và đệ tử của ngài tịch diệt. Các vị Thầy khác xuất hiện và giống như toàn thể đạo học Ấn Độ, đã chịu nhiều ảnh hưởng của một phái mới nhiều nghiên cứu về tâm lúc đó đang chiếm ưu thế và được gọi là Số Luận (Sankhya), trong tiếng Pali là Sankha hoặc Sankhana. Trong phái này, tâm trí con người đuợc phân tích, cứ như tâm là một thể vô hình, hay một loạt tiến trình theo một trật tự nào đó, giống như tiến trình của cơ thể con người. Đó là khởi đầu của một loại nghiên cứu mà ngày nay chúng ta cũng đã làm và gọi là tâm lý học. Dần dần phái này ảnh hưởng đến Phật học nhiều như nó đã ảnh hưởng đến chúng ta. “ Người” được giảm xuống chỉ còn là tâm trí của y. Giống như trong một cuốn sách ngày nay tôi đọc thấy những chữ “tự ngã hay tâm trí”. Các vị Thầy Phật Giáo đã đi đến chỗ dùng tâm thay cho tự ngã hay người. Vì vậy một cuốn kinh (Majjhima Nikaya 43) viết rằng tâm trí là cái hưởng tất cả những cảm giác, chứ không phải con người hay tự ngã như giáo lý ban đầu đã nói.
Có đường đi nhưng không có người đi đường
“Trong Kinh Pháp Cú, chúng ta thấy mỗi vế gồm hai câu văn vần đã được cho thêm vào một dòng để nói lên sự quan trọng mới được gán cho tâm: “sự vật là do tâm định trước, có tâm là cái tốt nhất, là do tâm tạo ra”. Chúng ta có thể thấy nếu bỏ dòng này đi thì những câu văn vần vẫn có ý nghĩa, và những vế hai câu sẽ cân hơn.
Trong những câu này rõ ràng tâm không phải là người nói hay người làm, trong những câu này bộ áo không làm nên con người, và củi không phải là rừng, Nhưng dòng chữ được cho thêm vào nói ngược lại. Điều này có vẻ xa cách với những pháp ngữ đầu tiên của Đức Thế Tôn dành cho các đệ tử “hãy tìm tự ngã”. Nhưng ngày nay tất cả chúng ta, ở Đông Phương cũng như Tây Phương, bị trói buộc vào sự áp đặt đường lối của người hay ý thức vào chỗ “người ý thức”. Tôi luôn luôn thấy điều này trong lời viết và lời nói của người Âu Châu, và tôi thấy trong các sách Phật Giáo. Điều này nói nhiều đến mức Đường đạo của vị Thầy được nói đến như là không có người đi trên con đường đạo đó, mà chỉ có ý tưởng đi trên đường mà thôi. Thực sự giáo lý của các Tăng sĩ thời sau này là “có đường nhưng không có người đi đường” (‘a Way is there, but no wayfarer!’) Như vậy nghĩa là thế nào ? con người chỉ có vì có đường đạo, hay đường đạo chỉ có vì có con người ? Một con đường được làm ra để không có ai đi cả thì quả là vô ích. Chúng ta hãy trở về với giáo lý tốt hơn nói về cái tủ áo và rừng cây. Chúng ta hãy làm chủ của những bộ áo, chúng ta hãy bỏ những thanh củi đi. Rồi chúng ta sẽ giống như khu rừng mùa xuân bừng nở những bông hoa mới.
Người theo truyền thống Theravada không chấp nhận lối diễn dịch này, mà vẫn giữ quan điểm của luận sư Phật Âm (Buddhaghosa) cho rằng Đường Đạo là để cho sắc tướng lăn ở trên đó.
Tinh thần tiến bộ của Phật Giáo
Bà Rhys Davids nói về tinh thần khoan dung và tiến bộ của Phật Giáo như sau:
“Giáo lý Phật Giáo đưa chúng ta trở lại tận thời kỳ đầu tiên của khoa học Hy Lạp. Giáo lý Phật giáo không thể được dùng để kiểm soát hay làm lơ những khám phá của Copernicus và Bruno, Galileo và Newton, Darwin và Spenser mà có thể được dùng để kích thích và gây cảm hứng cho những khám phá. Không phải là giáo điều để người ta chấp thủ, chỉ có quy ước, hay để thỉnh thoảng lại cầu viện để hòa giải với thế gian với những khám phá, và những kết luận của họ, mà giáo lý nhà Phật phải là một sự tiên tri thúc đẩy họ trong công việc tìm chân lý của họ.
Nói về những thành quả của khoa học và tư tưởng hiện đại là một chuyện, còn tuyên bố rằng thế hệ này đầy tinh thần khoa học và rằng quan điểm và hành vi của người trung bình được quy định bởi tinh thần khoa học lại là một chuyện khác. Tình trạng sự việc như vậy chỉ đang ở thời kỳ ấu trĩ của nó, nhưng nó đã sinh ra và đang lớn lên. Vì vậy mỗi phong trào tư tưởng đối phó mỗi lúc mỗi nhiều hơn với tinh thần khoa học này, và sẽ đứng vững được hay sụp đổ phần lớn là theo ý muốn của nó. Và vì vậy tất cả những người nào tự gọi mình là tín đồ Phật Giáo, hay những người nào muốn truyền bá kiến thức Phật Giáo, hay ít nhất, tinh thần của giáo lý Phật Giáo, nên nhìn vào lời tuyên bố cho tinh thần khoa học đó. Thêm nữa, những người nào muốn theo dõi sự phát triển của tư tưởng nhân loại không thể nào vô tâm với mức độ mà tâm trí của người Ấn Độ cổ đại đã nói trước về một quan điểm mà giới tri thức Âu Châu đạt đến một cách chậm chạp và đau đớn….
Hàm ý một sự biến động về tâm lý
Phật Giáo thời kỳ đầu và khoa học hiện đại biểu lộ niềm tin vào luật nhân quả phổ quát với những từ ngữ rất giống nhau. Điều này làm cho chúng ta phải nghiên cứu thêm để biết có bao nhiêu bằng chứng lịch sử cho thấy sự tiến hóa của niềm tin luật nhân quả trong những Phật Giáo thời kỳ đầu đi song song với niềm tin luật nhân quả ở Âu Châu. Sự thiếu liên tục và thiếu ghi nhận thứ tự thời gian trong kinh sách Ấn Độ cổ đại gây nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu này. Nhưng vẫn có một khối lượng kinh sách Ấn Giáo, một sự tích tụ những mốc thời gian, được gọi là sáu mươi kinh Upanisad (Áo Nghĩa Thư) của giáo lý Vệ Đà, trong đó một hình thức phiếm thần giáo (pantheism) gọi là “Atmanism” hay “Vedantism” được đặt ra, với chính yếu là những quan điểm cổ xưa về cái mà chúng ta gọi là Nguyên nhân đầu tiên, Cuối cùng và Cơ hội (First, Final and Occasional Cause). Và chúng ta có kinh điển PG Pali, được xem là có niên đại trùng với thời kỳ giữa của sáu mươi bản kinh Ấn Giáo đó, và bác bỏ lý thuyết “ Atman”, dù là đại ngã hay tiểu ngã.
“Chúng ta không thể nói đến mức độ nào Phật Giáo như một phong trào chống Ấn Giáo, chống giáo quyền, đã nảy sinh sự bác bỏ thuyết Atman, tự ngã hay tiếp tục một truyền thống bác bỏ xưa hơn và rộng hơn. Nhưng sự kiện các nhà thành lập Phật Giáo trong đời sống xuất gia tu hành đã một mặt đứng ở quan điểm chống Ấn Giáo, và mặt khác lấy luật nhân quả tự nhiên làm giáo lý chính yếu của mình, gợi lên ý tưởng đây là một sự biến động tâm lý”.
Trong những đoạn văn trên, chúng ta thấy bà Caroline Rhys Davids ở đỉnh cao năng lực của bà, khi bà dành những gì tốt đẹp nhất trong sở học của mình cho lý tưởng Phật Giáo. Bà làm việc không mỏi mệt cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời, bà từ trần ngày 26 tháng 6 năm 1942, hưởng thọ 85 tuổi, để lại phía sau mình một tổ chức Phiên dịch kinh điển Pali vững mạnh và có nhiều đóng góp cho Phật Giáo thế giới đến tận hôm nay.
“Một lần nữa, trong hai câu đầu của phẩm Song Yếu (Yamakavagga) của Kinh Pháp Cú (Dhammapada), chúng ta đọc thấy “ Nếu một người nói hay hành động với tâm ô nhiễm, quả xấu sẽ đi theo người đó như bánh xe đi theo chân con bò. Nếu người đó nói hay hành động với tâm thanh tịnh, niềm phúc lạc sẽ đi theo người đó như bóng cây không rời khỏi cây”
Nhưng đến lúc có sự thay đổi trong giáo lý. Vị Thầy và đệ tử của ngài tịch diệt. Các vị Thầy khác xuất hiện và giống như toàn thể đạo học Ấn Độ, đã chịu nhiều ảnh hưởng của một phái mới nhiều nghiên cứu về tâm lúc đó đang chiếm ưu thế và được gọi là Số Luận (Sankhya), trong tiếng Pali là Sankha hoặc Sankhana. Trong phái này, tâm trí con người đuợc phân tích, cứ như tâm là một thể vô hình, hay một loạt tiến trình theo một trật tự nào đó, giống như tiến trình của cơ thể con người. Đó là khởi đầu của một loại nghiên cứu mà ngày nay chúng ta cũng đã làm và gọi là tâm lý học. Dần dần phái này ảnh hưởng đến Phật học nhiều như nó đã ảnh hưởng đến chúng ta. “ Người” được giảm xuống chỉ còn là tâm trí của y. Giống như trong một cuốn sách ngày nay tôi đọc thấy những chữ “tự ngã hay tâm trí”. Các vị Thầy Phật Giáo đã đi đến chỗ dùng tâm thay cho tự ngã hay người. Vì vậy một cuốn kinh (Majjhima Nikaya 43) viết rằng tâm trí là cái hưởng tất cả những cảm giác, chứ không phải con người hay tự ngã như giáo lý ban đầu đã nói.
Có đường đi nhưng không có người đi đường
“Trong Kinh Pháp Cú, chúng ta thấy mỗi vế gồm hai câu văn vần đã được cho thêm vào một dòng để nói lên sự quan trọng mới được gán cho tâm: “sự vật là do tâm định trước, có tâm là cái tốt nhất, là do tâm tạo ra”. Chúng ta có thể thấy nếu bỏ dòng này đi thì những câu văn vần vẫn có ý nghĩa, và những vế hai câu sẽ cân hơn.
Trong những câu này rõ ràng tâm không phải là người nói hay người làm, trong những câu này bộ áo không làm nên con người, và củi không phải là rừng, Nhưng dòng chữ được cho thêm vào nói ngược lại. Điều này có vẻ xa cách với những pháp ngữ đầu tiên của Đức Thế Tôn dành cho các đệ tử “hãy tìm tự ngã”. Nhưng ngày nay tất cả chúng ta, ở Đông Phương cũng như Tây Phương, bị trói buộc vào sự áp đặt đường lối của người hay ý thức vào chỗ “người ý thức”. Tôi luôn luôn thấy điều này trong lời viết và lời nói của người Âu Châu, và tôi thấy trong các sách Phật Giáo. Điều này nói nhiều đến mức Đường đạo của vị Thầy được nói đến như là không có người đi trên con đường đạo đó, mà chỉ có ý tưởng đi trên đường mà thôi. Thực sự giáo lý của các Tăng sĩ thời sau này là “có đường nhưng không có người đi đường” (‘a Way is there, but no wayfarer!’) Như vậy nghĩa là thế nào ? con người chỉ có vì có đường đạo, hay đường đạo chỉ có vì có con người ? Một con đường được làm ra để không có ai đi cả thì quả là vô ích. Chúng ta hãy trở về với giáo lý tốt hơn nói về cái tủ áo và rừng cây. Chúng ta hãy làm chủ của những bộ áo, chúng ta hãy bỏ những thanh củi đi. Rồi chúng ta sẽ giống như khu rừng mùa xuân bừng nở những bông hoa mới.
Người theo truyền thống Theravada không chấp nhận lối diễn dịch này, mà vẫn giữ quan điểm của luận sư Phật Âm (Buddhaghosa) cho rằng Đường Đạo là để cho sắc tướng lăn ở trên đó.
Tinh thần tiến bộ của Phật Giáo
Bà Rhys Davids nói về tinh thần khoan dung và tiến bộ của Phật Giáo như sau:
“Giáo lý Phật Giáo đưa chúng ta trở lại tận thời kỳ đầu tiên của khoa học Hy Lạp. Giáo lý Phật giáo không thể được dùng để kiểm soát hay làm lơ những khám phá của Copernicus và Bruno, Galileo và Newton, Darwin và Spenser mà có thể được dùng để kích thích và gây cảm hứng cho những khám phá. Không phải là giáo điều để người ta chấp thủ, chỉ có quy ước, hay để thỉnh thoảng lại cầu viện để hòa giải với thế gian với những khám phá, và những kết luận của họ, mà giáo lý nhà Phật phải là một sự tiên tri thúc đẩy họ trong công việc tìm chân lý của họ.
Nói về những thành quả của khoa học và tư tưởng hiện đại là một chuyện, còn tuyên bố rằng thế hệ này đầy tinh thần khoa học và rằng quan điểm và hành vi của người trung bình được quy định bởi tinh thần khoa học lại là một chuyện khác. Tình trạng sự việc như vậy chỉ đang ở thời kỳ ấu trĩ của nó, nhưng nó đã sinh ra và đang lớn lên. Vì vậy mỗi phong trào tư tưởng đối phó mỗi lúc mỗi nhiều hơn với tinh thần khoa học này, và sẽ đứng vững được hay sụp đổ phần lớn là theo ý muốn của nó. Và vì vậy tất cả những người nào tự gọi mình là tín đồ Phật Giáo, hay những người nào muốn truyền bá kiến thức Phật Giáo, hay ít nhất, tinh thần của giáo lý Phật Giáo, nên nhìn vào lời tuyên bố cho tinh thần khoa học đó. Thêm nữa, những người nào muốn theo dõi sự phát triển của tư tưởng nhân loại không thể nào vô tâm với mức độ mà tâm trí của người Ấn Độ cổ đại đã nói trước về một quan điểm mà giới tri thức Âu Châu đạt đến một cách chậm chạp và đau đớn….
Hàm ý một sự biến động về tâm lý
Phật Giáo thời kỳ đầu và khoa học hiện đại biểu lộ niềm tin vào luật nhân quả phổ quát với những từ ngữ rất giống nhau. Điều này làm cho chúng ta phải nghiên cứu thêm để biết có bao nhiêu bằng chứng lịch sử cho thấy sự tiến hóa của niềm tin luật nhân quả trong những Phật Giáo thời kỳ đầu đi song song với niềm tin luật nhân quả ở Âu Châu. Sự thiếu liên tục và thiếu ghi nhận thứ tự thời gian trong kinh sách Ấn Độ cổ đại gây nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu này. Nhưng vẫn có một khối lượng kinh sách Ấn Giáo, một sự tích tụ những mốc thời gian, được gọi là sáu mươi kinh Upanisad (Áo Nghĩa Thư) của giáo lý Vệ Đà, trong đó một hình thức phiếm thần giáo (pantheism) gọi là “Atmanism” hay “Vedantism” được đặt ra, với chính yếu là những quan điểm cổ xưa về cái mà chúng ta gọi là Nguyên nhân đầu tiên, Cuối cùng và Cơ hội (First, Final and Occasional Cause). Và chúng ta có kinh điển PG Pali, được xem là có niên đại trùng với thời kỳ giữa của sáu mươi bản kinh Ấn Giáo đó, và bác bỏ lý thuyết “ Atman”, dù là đại ngã hay tiểu ngã.
“Chúng ta không thể nói đến mức độ nào Phật Giáo như một phong trào chống Ấn Giáo, chống giáo quyền, đã nảy sinh sự bác bỏ thuyết Atman, tự ngã hay tiếp tục một truyền thống bác bỏ xưa hơn và rộng hơn. Nhưng sự kiện các nhà thành lập Phật Giáo trong đời sống xuất gia tu hành đã một mặt đứng ở quan điểm chống Ấn Giáo, và mặt khác lấy luật nhân quả tự nhiên làm giáo lý chính yếu của mình, gợi lên ý tưởng đây là một sự biến động tâm lý”.
Trong những đoạn văn trên, chúng ta thấy bà Caroline Rhys Davids ở đỉnh cao năng lực của bà, khi bà dành những gì tốt đẹp nhất trong sở học của mình cho lý tưởng Phật Giáo. Bà làm việc không mỏi mệt cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời, bà từ trần ngày 26 tháng 6 năm 1942, hưởng thọ 85 tuổi, để lại phía sau mình một tổ chức Phiên dịch kinh điển Pali vững mạnh và có nhiều đóng góp cho Phật Giáo thế giới đến tận hôm nay.
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home