No 0826( ÐÐ Nguyên Tạng)
PHẬT GIÁO VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG ÐỐI VỚI XÃ HỘI MỸ:
Về tầm ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo trong xã hội Mỹ ngày nay có phần phấn khởi hơn, vì trong một chừng mực nào đó, xã hội Mỹ đã ít nhiều đều có sự ảnh hưởng của Phật Giáo. Phil Jackson, huấn luyện viên của đội tuyển bóng rổ bang Chicago, từng đoạt cúp vô địch thế giới, đã tuyên bố rằng, thiền học Phật Giáo đã giúp ông trở nên bình tĩnh hơn khi đối đầu với những tình huống căng thẳng nhất trong khi ông làm công tác huấn luyện. Ông cũng thường khuyến khích học trò của ông loại bỏ cái bản ngã cố hữu của họ, nếu họ muốn có một đội bóng tốt. Nhà khiêu vũ bậc thầy của Mỹ, Erick Hawkins, lý luận rằng thiền định đã cho phép ông tìm đến đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn. Trong khi Richard Gere, ngôi sao điện ảnh hàng đầu của Holywood, thì tuyên bố "Đạo Phật đã dạy cho tôi sự khoan dung, lắng nghe và cố gắng hiểu người khác". Trong lĩnh vực ca nhạc, ngôi sao gạo cội Tina Turner cũng thổ lộ "Tôi cứ nghĩ đó là trò phù thủy, nhưng kỳ thực Đạo Phật đã thay đổi cả đời tôi". Và nhiều người làm công tác ủng hộ, vận động nam nữ bình quyền cũng đã trở về với Phật Giáo, vì họ cho rằng chính giáo lý bình đẳng của Phật Giáo đã giúp cho phụ nữ Mỹ nhận ra được tiềm năng và kỷ năng đầy ắp bên trong họ. Các nhà bảo vệ môi trường cũng xem giáo lý từ bi của Phật Giáo như là những nguyên tắc cơ bản để kêu gọi mọi người trân trọng và giữ gìn môi trường sinh thái.
PHẬT GIÁO VÀ NỀN GIÁO DỤC MỸ:
Phật giáo không những tạo sự ảnh hưởng rộng rãi ngoài xã hội mà còn đi thẳng vào học đường Mỹ. Hiện tại ở Mỹ có trên 15 Đại học có phân khoa Phật học, cung cấp đầy đủ chương trình Phật học cùng với việc cấp phát văn bằng từ cử nhân cho đến tiến sĩ Phật học. Được kể đến trong nhóm này là hầu hết các đại học lớn và uy tín tại HK. Đặc biệt, ở các đại học này có nhiều giáo sư đã nghiên cứu Phật học toàn thời gian để giảng dạy hoặc viết về Phật học như Đại Học Virginia có các giáo sư Jeffrey Hopkins, Paul Groner, Karen Lang, David Germano và L. Senaviratne ; ĐH Chicago có quý GS Frank Reynolds, Paul Griffiths, Gary Ebersole và Steven Collins ; ĐH Harvard có các GS Masatoshi Nagatomi, Helen Hardacre, Charles Hallisey ; ĐH Columbia có các GS Robert Thurman, Matthew Kapstein, Ryuich Abé ; ĐH Michigan có các GS Luis Gomez, Donald Lopez, Griffith Foulk ; ĐH Princeton có các GS Gananath Obeyesekere, Jacqueline Stone, Steven Teiser ; ĐH Wisconsin có GS Minoru Kiyota và Geshe Sope ; ĐH McMaster có các GS Robert Scharf, Phyllis Granoff và K. Shinohara ; ĐH Stanford có các GS Bernard Faure và Card Bielefeldt ; ĐH California có các GS Lewis Lancaster và Padmanabh ; ĐH Northwestern có các GS George Bond và Isshi Yamada ; ĐH Hawaii có các GS David Chappell và David Kalupahana ; ĐH Carleton có các GS Bardwell Smith và Roger Jachson ; ĐH Pennsylvania có các GS Charles Prebish và Steven Heine ; ĐH Calgary có các GS Leslie Kawamura và A.W. Barber ; ĐH Saskatchewan có các GS Braj Shina và Julian Pas ; ĐH McGill có GS Richard Hayes và Arvind Sharma v.v...
Trong 30 năm gần đây , các ĐH Hoa Kỳ đã cấp phát văn bằng tiến sĩ Phật Học cho các học giả Phật Học (Buddhological Scholars), tuổi trung bình của họ là 35. Chẳng hạn như ĐH Wisconsin đã cấp phát học vị cho 10 vị ; ĐH Harvard 10 vị ; ĐH Chicago 8 vị ; ĐH Virginia 7 vị ; ĐH Yale 6 vị ; ĐH Columbia 5 vị ; ĐH Temple 5 vị ; ĐH California 4 vị ; ĐH Princeton 3 vị ; ĐH NorthWestern 3 vị ; ĐH Stanford 2 vị.
Từ lập trường kinh viện hàn lâm của mình, Phật Giáo đã thích nghi dễ dàng trên nền giáo dục của Hoa Kỳ. Ở tất cả thư viện của đại học Mỹ đều có sách báo về PG. Chẳng hạn tại đại học Kentucky, người ta có thể tìm thấy ở thư mục Phật học trên máy vi tính thì đã có 556 bài báo, 400 quyển sách và 1557 mục từ chuyên môn Phật học trên mạng Internet...
PHẬT GIÁO VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG ÐỐI VỚI XÃ HỘI MỸ:
Về tầm ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo trong xã hội Mỹ ngày nay có phần phấn khởi hơn, vì trong một chừng mực nào đó, xã hội Mỹ đã ít nhiều đều có sự ảnh hưởng của Phật Giáo. Phil Jackson, huấn luyện viên của đội tuyển bóng rổ bang Chicago, từng đoạt cúp vô địch thế giới, đã tuyên bố rằng, thiền học Phật Giáo đã giúp ông trở nên bình tĩnh hơn khi đối đầu với những tình huống căng thẳng nhất trong khi ông làm công tác huấn luyện. Ông cũng thường khuyến khích học trò của ông loại bỏ cái bản ngã cố hữu của họ, nếu họ muốn có một đội bóng tốt. Nhà khiêu vũ bậc thầy của Mỹ, Erick Hawkins, lý luận rằng thiền định đã cho phép ông tìm đến đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn. Trong khi Richard Gere, ngôi sao điện ảnh hàng đầu của Holywood, thì tuyên bố "Đạo Phật đã dạy cho tôi sự khoan dung, lắng nghe và cố gắng hiểu người khác". Trong lĩnh vực ca nhạc, ngôi sao gạo cội Tina Turner cũng thổ lộ "Tôi cứ nghĩ đó là trò phù thủy, nhưng kỳ thực Đạo Phật đã thay đổi cả đời tôi". Và nhiều người làm công tác ủng hộ, vận động nam nữ bình quyền cũng đã trở về với Phật Giáo, vì họ cho rằng chính giáo lý bình đẳng của Phật Giáo đã giúp cho phụ nữ Mỹ nhận ra được tiềm năng và kỷ năng đầy ắp bên trong họ. Các nhà bảo vệ môi trường cũng xem giáo lý từ bi của Phật Giáo như là những nguyên tắc cơ bản để kêu gọi mọi người trân trọng và giữ gìn môi trường sinh thái.
PHẬT GIÁO VÀ NỀN GIÁO DỤC MỸ:
Phật giáo không những tạo sự ảnh hưởng rộng rãi ngoài xã hội mà còn đi thẳng vào học đường Mỹ. Hiện tại ở Mỹ có trên 15 Đại học có phân khoa Phật học, cung cấp đầy đủ chương trình Phật học cùng với việc cấp phát văn bằng từ cử nhân cho đến tiến sĩ Phật học. Được kể đến trong nhóm này là hầu hết các đại học lớn và uy tín tại HK. Đặc biệt, ở các đại học này có nhiều giáo sư đã nghiên cứu Phật học toàn thời gian để giảng dạy hoặc viết về Phật học như Đại Học Virginia có các giáo sư Jeffrey Hopkins, Paul Groner, Karen Lang, David Germano và L. Senaviratne ; ĐH Chicago có quý GS Frank Reynolds, Paul Griffiths, Gary Ebersole và Steven Collins ; ĐH Harvard có các GS Masatoshi Nagatomi, Helen Hardacre, Charles Hallisey ; ĐH Columbia có các GS Robert Thurman, Matthew Kapstein, Ryuich Abé ; ĐH Michigan có các GS Luis Gomez, Donald Lopez, Griffith Foulk ; ĐH Princeton có các GS Gananath Obeyesekere, Jacqueline Stone, Steven Teiser ; ĐH Wisconsin có GS Minoru Kiyota và Geshe Sope ; ĐH McMaster có các GS Robert Scharf, Phyllis Granoff và K. Shinohara ; ĐH Stanford có các GS Bernard Faure và Card Bielefeldt ; ĐH California có các GS Lewis Lancaster và Padmanabh ; ĐH Northwestern có các GS George Bond và Isshi Yamada ; ĐH Hawaii có các GS David Chappell và David Kalupahana ; ĐH Carleton có các GS Bardwell Smith và Roger Jachson ; ĐH Pennsylvania có các GS Charles Prebish và Steven Heine ; ĐH Calgary có các GS Leslie Kawamura và A.W. Barber ; ĐH Saskatchewan có các GS Braj Shina và Julian Pas ; ĐH McGill có GS Richard Hayes và Arvind Sharma v.v...
Trong 30 năm gần đây , các ĐH Hoa Kỳ đã cấp phát văn bằng tiến sĩ Phật Học cho các học giả Phật Học (Buddhological Scholars), tuổi trung bình của họ là 35. Chẳng hạn như ĐH Wisconsin đã cấp phát học vị cho 10 vị ; ĐH Harvard 10 vị ; ĐH Chicago 8 vị ; ĐH Virginia 7 vị ; ĐH Yale 6 vị ; ĐH Columbia 5 vị ; ĐH Temple 5 vị ; ĐH California 4 vị ; ĐH Princeton 3 vị ; ĐH NorthWestern 3 vị ; ĐH Stanford 2 vị.
Từ lập trường kinh viện hàn lâm của mình, Phật Giáo đã thích nghi dễ dàng trên nền giáo dục của Hoa Kỳ. Ở tất cả thư viện của đại học Mỹ đều có sách báo về PG. Chẳng hạn tại đại học Kentucky, người ta có thể tìm thấy ở thư mục Phật học trên máy vi tính thì đã có 556 bài báo, 400 quyển sách và 1557 mục từ chuyên môn Phật học trên mạng Internet...
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home