<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Năm, tháng 3 16, 2006

No. 0815 ( ÐÐ Uyen Minh)

www.luylau.com

THIỀN SƯ SAYA THETGYI

Ông sinh ngày 27 tháng 06 năm 1873 tại làng Pyawbwegyi, cách Rangoon tám dặm Anh về hướng Nam. Tục danh của ông là Maung Po Thet. Nhà ông nghèo lắm, cha ông lại mất sớm, năm mẹ con ông có lúc phải đi mót lúa trên đồng để lây lất qua ngày. Tuy vậy, ông không tham của người và suốt tuổi thơ vất vả dưới ruộng ông không từng sát sanh, dù chỉ giết để ăn.

Mẹ ông là một Phật tử ngoan đạo và đức hạnh sau này của ông một phần lớn đã được hấp thụ từ bà. Do gia cảnh, cậu bé Maung Po Thet chỉ học chữ đến biết đọc biết viết. Năm mười bốn tuổi, cậu đánh xe bò chở lúa cho người ta rồi sau đó xoay qua chèo thuyền hàng. Do ít chữ nghĩa, cậu phải ghi từng lượt công cất vào chiếc hộp mang bên người. Sau nhiều lần để ý, các ông chủ tín nhiệm nhân cách khác người của cậu, và cho nhiều tiền hơn.

Năm cậu mười sáu tuổi, một ông chủ đã quyết định gã con cho. Theo tục lệ Miến Ðiện thời đó, con trai ở tuổi này coi như đã thành nhân. Và cũng theo tục lệ địa phương, cậu Maung Po Thet phải về sống bên nhà vợ. Một trong hai người chị vợ của cậu sống độc thân và rất giỏi buôn bán. Chính cô sau này là người giúp đỡ cậu rất nhiều trong việc học thiền và dạy thiền.

Cuộc sống ấm êm kéo dài theo thời gian, cậu Maung Po Thet lúc này được gọi là ông U Thet, có được một trai một gái. Thế rồi năm 1903, một trận dịch hạch kéo qua làng Pyawbwegyi, cư dân chết rất nhiều người, trong đó có nhiều thân quyến của ông U Thet. Nhưng đau đớn nhất là ông đã không giữ lại được hai đứa con. Mất hết niềm tin vào cuộc sống thế tục, ông nài nĩ gia đình cho ông đi tu. Nói là tu , nhưng ông không xuất gia, chỉ làm một cư sĩ sống lang thang khắp núi rừng.

Ði mãi mỏi chân, ông chợt nhớ đến lời khuyên của một cư sĩ kỳ lão trong làng là ông Saya Nyunt, người từng nhắc nhở với ông về ngài Ledi Sayadaw ở Monywa. Thế là ông U Thet tìm lên miền Bắc Miến Ðiện. Sau vài lần về thăm nhà cho yên lòng, ông U Thet đã quyết định ở lại rừng Monywa học thiền Tứ Niệm Xứ với ngài Ledi Sayadaw suốt bảy năm trời liên tục. Vào thời gian này, mỗi năm gia đình lại gửi tiền lên nuôi ông tu học. Sau bảy năm tu học bên chân thầy, theo lời khuyên của ngài Ledi Sayadaw, ông U Thet trở về làng Pyawbwegyi nhưng không phải về với đời sống cũ. Ông chọn lấy một miếng đất nhà nằm ở cuối làng và dựng lên một thảo xá để ngày đêm có thể độc cư thiền định như một tăng sĩ. Cùng sống bên cạnh ông U Thet còn có ông U Nyo và họ đã sắp đặt một cô láng giềng lo giùm việc cơm nước.

Lúc đầu, nếp sống đặc dị của ông có làm người nhà bất bình , nhưng rồi cũng may, đâu rồi vào đó. Gia đình bên vợ đã thành những người hộ pháp cho ông tu hành. Năm 1914, ông Thet bốn mươi mốt tuổi và thiền khoá đầu tiên của ông có được mười lăm người. Không ai trong số các thiền sinh khi tiếp xúc với ông có thể nghĩ ông vốn chỉ là một người ít học. Ông luôn giảng dạy rành mạch và điểm đặc biệt là khả năng hiểu thấu lòng người.

Năm 1915 ông Thet đưa cả gia đình lên Monywa đảnh lễ ngài Ledi Sayadaw và nhân đó ông trình ngài từng chuyện khi ông xa thầy. Lần đó ngài Ledi Sayadaw đã giữ chân ông lại Monywa khoảng nửa tháng và cho họp tăng để chính thức tuyên bố khả năng của ông có thể hướng dẫn Tứ Niệm Xứ cho mọi người khi ngài không còn nữa.Thế rồi trước sự chứng minh của ngài, ông Thet cầm lấy Tam Tạng hướng dẫn Thiền Quán cho hai mươi lăm vị Tỳ kheo.

Do lòng kính trọng, chư tăng từ đó gọi ông là Saya Thetgyi. Trong tiếng Miến Ðiện, Saya nghĩa là Ông Thầy, Gyi là trợ từ chỉ sự tôn trọng, còn Thet là tên của ông. Trong ba mươi năm dạy thiền, Saya Thetgyi có đến hàng trăm học trò Tăng tục và cẩm nang trước sau của ông thường là những tác phẩm của ngài Ledi Sayadaw. Dĩ nhiên ông cũng đã gặp phải sự chống báng của những người không tin tưởng vào học vấn đơn sơ của ông. Nhưng dù sao ông cũng là một hình ảnh sống động của tinh thần giản dị hồn nhiên trong thiền học. Ông sống trọn cho Thiền nên không giải thích về mình.

Học trò của Saya Thetgyi có xây dựng một thiền viện ở Arzanigone, phía Bắc đại tháp Shwe Dagon và vào thời Thế Chiến II, họ còn làm thêm một hầm tránh bom bên cạnh. Saya Thetgyi thường lấy căn hầm này làm chổ nhập thất. Về sau ông đã gặp gỡ U Ba Khin lần đầu tiên trong chính căn hầm này. Năm 1945, thấy sức khỏe xuống dốc đáng ngại, Saya Thetgyi lúc này đã bảy mươi hai tuổi, bèn lên Rangoon điều trị và dặn dò các học trò chỉ nên làm hậu sự đơn giản để tránh tai tiếng. Trong đêm cuối cùng, lúc mười giờ đêm ông bắt đầu nằm im lặng và hơi thở có vẻ sâu hơn, chậm hơn. Hiện tượng này kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ. Ðúng mười một giờ đêm, ông hoàn toàn tắt nghỉ. Sau lễ hỏa táng, di cốt của Saya Thetgyi được người học trò tâm đắc nhất là ông U Ba Khin đem thờ trong một ngôi tháp nhỏ được xây vội vã bên cạnh đại tháp Shwe Dagon để người đời sau tưởng niệm ông. Nhưng có lẽ không đền tháp nào lâu bền và ý nghĩa bằng những người học trò mà ông để lại, trong đó có thiền sư U Ba Khin sau này.