<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Chủ Nhật, tháng 1 08, 2006

No. 0727 ÐÐ Uyên Minh dịch thuật

www.luylau.com

THIỀN SƯ MAHASI SAYADAW

Ngài sinh năm 1904 tại Seikkhun, cách thành phố cổ Shwebo bảy dặm Anh về hướng Tây. Từ năm sáu tuổi, ngài đi học chữ Miến Ðiện ở chùa Pyinmana cũng ở Seikkhun, và sáu năm sau thọ giới Sa Di với pháp danh U Sobhana. Sau khi sư phụ đở đầu là thượng toạ Adicca hoàn tục, ngài Mahasi tiếp tục theo học với hoà thượng U Parama Sayadaw ở chùa Thugyi Kyaung. Sau khi thọ thọ Ðại giới năm1923 với hòa thượng Sumedha Sayadaw (Ashin Nimmala), bốn năm sau , ngài Mahasi đã nhận được văn bằng tốt nghiệp Cao Ðẳng Pali do chính phủ tổ chức.

Từ nền tảng này, ngài Mahasi đi về trung tâm học thuật của Phật giáo Miến Ðiện là Mandalay để theo học Tam Tạng với các bậc trưởng lão thời danh của Miến Ðiện lúc đó. Ðiểm đặc biệt là tuy vẫn học thuộc lòng từng cuốn Tam Tạng Pali, nhưng ngài Mahasi tỏ ra đặc biệt thích thú với bài kinh Ðại Niệm Xứ.

Cùng lúc đó, được nghe tiếng của thiền sư Mingun Jetawan Sayadaw ở Thaton là một bậc long tượng của thiền lâm, ngài Mahasi đã dành thời gian qua đó ( rất gần với chùa Taik Kyaung nơi sư đang cư ngụ) để học thiền. Sau bốn tháng bên chân thầy, ngài Mahasi đã biết rõ hướng đi mai sau của đời mình. Tháng Sáu năm 1941 ngài nhận được văn bằng Dhammacariya (Giảng Sư ) do chính phủ trao tặng. Thế Chiến II bùng nổ, quân Nhật vào chiếm đóng Miến Ðiện và làm đảo lộn mọi thứ.

Trước hoàn cảnh này, ngài Mahasi trở về bản quán là làng Seikkhun. Và chính đây là cơ hội để ngài hướng dẫn pháp môn Tứ Niệm Xứ tại chùa Mahasi ở Seikkhun. Tên chùa sau đó đã trở thành ngoại hiệu của ngài. Thiên hạ không còn mấy người nhớ đến pháp danh Sobhana, họ chỉ thích gọi ngài là thiền sư Mahasi Sayadaw cho dễ nhớ. Làng Seikkhun đã may mắn không bị chiến tranh tàn phá và vào thời gian này, với sự thỉnh cầu của các đệ tử, ngài Mahasi đã
viết tác phẩm Cẩm Nang Thiền Quán ( The Manual of Vipassana Meditation ) mà nội dung là một sự kết hợp thần tình giữa giáo lý kinh điển và thực tế tu chứng.

Khả năng hướng dẫn của ngài Mahasi dần dần trở thành một hiện tượng cuốn hút nhiều thành phần trí thức, trong đó có ông U Thwin, một người đã từng theo học thiền với ngài ở Shwebo-Sagaing. Khi chiến tranh qua đi, nội tình Miến Ðiện bắt đầu ổn định trở lại, vào năm 1947 ông U Thwin đã thành lập Ban Hoằng Pháp Buddhasasanànuggaha Association tại Rangoon với mục đích xiển dương Phật Pháp, đặc biệt pháp môn Tứ Niệm Xứ, và ông U Thwin là vị chủ tịch đầu tiên. Ông U Thwin đã cúng dường năm mẩu đất tại Rangoon cho Ban Hoằng Pháp xây dựng thiền viện Sasana Yeiktha. Cơ sở này ngày một nới rộng và đến năm 1978 thì đã rộng đến 19.6 mẩu Tây với vô số phòng ốc bên trong. Ông U Thwin đã thông qua thủ tướng Miến Ðiện thỉnh ngài Mahasi về giảng dạy tại đây.

Sau Thế Chiến II, ngài Mahasi thường dời đổi trú xứ và ở cùng lúc hai nơi: Làng Seikkhun quê ngài và Moulmein. Miến Ðiện giành được độc lập ngày 04 tháng 01 năm 1948 và năm sau, tháng 05 năm 1949 ngài Mahasi đã dịch hoàn tất bộ Sớ Giải (Nissaya) kinh Ðại Niệm Xứ, một công trình vẫn được ngài tranh thủ thời gian trong những ngày về Seikkhun. Có thể nói đây là một tài liệu tu học quan trọng cho người muốn tìm hiểu và thực hành pháp môn Tứ Niệm Xứ.
Vào tháng 11 năm này (1949), theo lời mời của thủ tướng Miến Ðiện, ngài Mahasi đã đi về trung tâm thiền định Sasana Yeiktha ở Rangoon với hai vị thượng toạ khác. Và ngày 04 tháng 12 năm 1949 ngài Mahasi đã chính thức khai giảng thiền khoá đầu tiên tại đây với 25 thiền sinh và số lượng thiền sinh mỗi lúc một tăng.

Từ tháng Bảy năm 1951, các thời giảng của ngài Mahasi đã được ghi âm đầy đủ.Theo thời gian, vì nhu cầu ở khắp xứ Miến Ðiện, các tăng sinh của ngài Mahasi đã được gửi đi hướng dẫn thiền sinh xa gần. Làn sóng Tứ Niệm Xứ đã từ trung tâm Sasana Yeiktha lan tràn ra hải ngoại (bắt đầu là Thái Lan, Ấn Ðộ, Tích Lan và Cambodge) với các thiền viện mọc lên ở các quốc gia như là một trào lưu thời thượng.

Theo thống kê của Miến Ðiện năm 1972, tổng số thiền sinh tu tập theo hướng dẫn của ngài Mahasi, cả trong nước lẫn hải ngoại là 700.000 ( bảy trăm ngàn ) người. Năm 1952 chính phủ Miến Ðiện đã trao tặng tước hiệu Aggamahapandita cho thiền sư Mahasi.

Ngay sau khi giành được độc lập, chính phủ Miến Ðiện đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI với chư tăng của năm xứ Phật giáo Theravada là Miến Ðiện, Tích Lan, Thái Lan, Cambodge và Ai Lao (đại diện các quốc gia khác chỉ được mời làm khách danh dự hoặc quan sát viên). Chính phủ Miến Ðiện đã suy cử ngài Nyaungyan Sayadaw và ngài Mahasi Sayadaw cùng hai cư sĩ tháp tùng sang Thái Lan và Cambodge bàn thảo chương trình kiết tập với nhị vị Tăng Thống của hai nước.

Trong cuộc Kiết Tập (khai mạc ngày 17 tháng 05 năm 1954), ngài Mahasi lúc này đã là vị thuộc lòng Tam Tạng giữ vai trò Vấn Sư ( Pucchaka ) đặt ra từng câu hỏi về Tam Tạng cho vị Ðáp Sư trả lời. Cuộc Kiết Tập kéo dài hai năm mới hoàn tất và trong dịp này, ngoài việc kiểm định Tam Tạng, chư tăng các nước còn hiệu chính cả hai phần Chánh Sớ Tam Tạng (Atthakatha) cùng Phụ Sớ (Tika).

Cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện có một hấp dẫn đặc biệt đối với Phật Giáo hải ngoại. Ngay năm 1955, giữa lúc cuộc Kiết Tập đang được tiến hành một nửa, có mười hai nhà sư Nhật bản và một tín nữ Miến Ðiện nghiên cứu kinh điển Theravada. Sau đó, các nhà sư Nhật thọ giới Sa Di và cô tín nữkia thọ giới nữ tu ( mặc Bạch Y giữ Bát Giới ).

Năm 1957, theo lời mời của hội Phật Giáo đảo Kyushu, giáo hội đã cử một phái đoàn qua đó và ngài Mahasi làm trưởng đoàn. Cũng trong năm 1955, chính phủ Tích Lan mời một phái đoàn Phật Giáo Miến Ðiện sang hướng dẫn thiền định. Phái đoàn này đã do ngài U Sujata Sayadaw, trợ tá đặc biệt của ngài Mahasi dẫn đầu. Phái đoàn này đã ở lại Tích Lan hơn một năm để thành lập mười hai thiền viện trường kỳ và mười bảy thiền viện tạm thời.

Sang năm 1959 theo lời mời lần nữa của chính phủ Tích Lan, một phái đoàn Miến Ðiện do ngài Mahasi làm trưởng đoàn đã sang Tích Lan tham dự lễ khánh thành một thiền viện đặc biệt quy mô vừa hoàn tất. Trước ngày khánh thành, phái đoàn đã sang hành hương Ấn Ðộ trong ba tuần lễ tại các thánh tích Ðộng Tâm. Phái đoàn đã được đích thân Tổng thống Rajendra Prasad, Phó tổng thống S. Radhakrishnan và thủ tướng Sri Jawaharlal Nehru tiếp kiến.

Một điều đặc biệt nữa là phái đoàn đã nhận được sự chào đón thân tình của một nhóm cư sĩ đại diện cho tất cả Phật tử nghèo khổ ở Ấn Ðộ trong tổ chức của cố bác sĩ Amberkar. Từ Aán Ðộ, phái đoàn đã trở về Tích Lan ngày 29 tháng 01 năm 1959 để tham dự buổi lể khánh thành tổ chức ngày 01 tháng 02 / 59. Trong buổi lễ, ngài Mahasi đã có một bài phát biểu bằng tiếng Pali gửi đến đại chúng gồm cả thủ tướng Tích Lan Bandaranarake cũng có mặt trong buổi lễ.

Ngài Mahasi có nhiều học trò tăng tục đến từ nhiều quốc gia và trong số đó phải kể đến một giảng sư người Hoa tên Bung An đến từ Indonesia vào tháng 02 năm 1954. Sau khi đã tu thiền dưới sự hướng dẫn của ngài Mahasi cùng cố thượng toạ Nyanuttara Sayadaw, thầy Bung An đã thọ giới Tỳ Kheo với ngài Mahasi và được đặt pháp danh là Ashin Jinarakkhita. Thầy Bung An sau đó trở về Indonesia chuẩn bị mọi thứ rồi đề đạt lên giáo hội Miến Ðiện xin cung thỉnh một phái đoàn chư tăng sang đặt nền móng cho Phật giáo sở tại.

Ngài Mahasi đã được chỉ định làm trưởng đoàn dẫn đầu 13 vị Tỳ Kheo khác sang kiết giới Sima, lập giới đàn và thuyết giảng thiền học của Phật giáo Theravada. Có thể nói ngài Mahasi đã thành công rực rỡ trong lý tưởng truyền bá pháp môn Tứ Niệm Xứ dù tại Miến Ðiện hay hải ngoại.

Năm 1952, theo lời yêu cầu của Phật giáo Thái Lan, ngài Mahasi đã cử thượng toạ U Asabha Sayadaw và U Indavamsa Sayadaw sang hướng dẫn thiền Quán tại xứ Thái.Tính đến năm 1960, số thiền sinh Thái Lan tu theo phương pháp hướng dẫn của ngài Mahasi đã trên một trăm ngàn người. Từ tháng 02 năm 1961, ngài Mahasi đã theo lời đề nghị của ngài Pháp Chủ cuộc Kiết Tập kỳ VI đem bộ Visuddhimagga của ngài Buddhaghosa và cuốn chú giải của bộ này (do ngài Dhammapala biên soạn) giảng dạy ở trung tâm Sasana Yeiktha. Sau đó ngài Mahasi đã y cứ các băng giảng của ngài do các học trò ghi âm để biên soạn một cuốn chú giải về bộ Visuddhimagga. Ðặc biệt khi viết chương Samayantara ngài đã vận dụng một số tài liệu viết bằng Anh ngữ và Sanskrit để tham khảo những quan điểm triết học Ấn độ cổ đại. Tác phẩm được hoàn tất vào tháng 02 năm 1966.

Có một điều cần nói thêm ở đây về phương pháp hướng dẫn của ngài Mahasi. Không ít người đã cho rằng ngài đã vung tay quá trán khi sáng tạo ra phương pháp quán niệm hai giai đoạn Phồng Xẹp trên bụng để theo dõi hơi thở. Sự thực thì ngài Mahasi chỉ triển khai phương pháp hướng dẫn từ sư phụ của mình là thiền sư Mingun Jetawan Sayadaw. Ðồng thời, theo sự giải thích của ngài thì phương thức đó sẽ giúp các thiền sinh dễ dàng ghi nhận hơi thở, một đề mục đôi lúc rất trừu tượng nhỏ nhiệm và cũng từ phương thức này hành giả sẽ có cơ hội nhận thức sự hiện hữu của Phong Ðại trong Tứ Ðại.
Lại nữa, phương pháp theo dõi sự Phồng Xẹp không bao giờ được xem là phương thức duy nhất bắt buộc mọi người đến tu tập ở các trung tâm Mahasi phải tuân theo. Nếu thiền sinh nào có thể trực tiếp theo dõi hơi thở ra vào mà không cần sự chú ý vào vùng bụng thì càng tốt. Người đến với ngài Mahasi đôi lúc không phải vì một lý tưởng giải thoát cao siêu nào cả. Có thể họ gặp phải một bế tắc trong đời tư, hay vì một thao thức nào đó về đức tin mà tôn giáo của họ không giải quyết được và trong một lần tình cờ lắng đọng tâm tư họ đã thấy ra một tia sáng cuối đường hầm từ pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Họ là thiếu tướng hải quân Anh Quốc E.H.Shattock tình cờ ghé ngang trung tâm Sasana Yeiktha năm 1952 và trở thành một thiền sinh. Ngày trở lại Anh Quốc, ông đã viết một cuốn sách nhan đề An Experiment In Mindfulness (Xin Lần Nào Tỉnh Thức ) nội dung là những kinh nghiệm bản thân về pháp môn Tứ Niệm Xứ. Họ còn là Robert Duvo, một người Mỹ gốc Pháp, sau một thiền khoá ở trung tâm Sasana Yeiktha đã thọ giới tỳ kheo và viết sách thiền học. Và đặc biệt nhất là trường hợp cư sĩ Anagarika Sri Munindra người Ấn Ðộ. Sau vài năm học thiền Quán với ngài Mahasi, ông đã trở về Ấn Ðộ trông coi một thiền viện quốc tế tại Bodhigaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng), một nơi thu hút đông đảo trí thức Tây Phương. Trong số đó có một người Mỹ nay đã là một thiền sư cư sĩ nổi tiếng thế giới :Joseph Goldstein, tác giả cuốn The Experience Of Insight : A Natural Unfolding !

Nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ phương pháp hướng dẫn của ngài Mahasi, và cũng có không ít người một mực tin rằng ngài đã giác ngộ. Nhưng liệu chúng ta có nên nói về ngài bằng cách nào đó đơn giản hơn, chẵng hạn câu nói của ai đó về giáo sư D. T. Suzuki : Ngài đã dắt nhiều người đến cửa ! Ngài Mahasi đã từ giã chúng ta để bước vào cuộc hành trình của riêng mình ngày 14 tháng 08 năm 1982 để lại niềm tiếc thương và ngưỡng vọng của khoảng một triệu hành giả Tứ Niệm Xứ khắp năm châu.