No. 0479 ( Khánh Văn dịch)
Phật giáo Tây Tạng: Học cách xả ly
Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Jan Willis đến Nepal, nơi đây bà tìm ra Phật tánh trong bà và hài hòa với quá khứ.
Phật giáo Tây Tạng: Học cách xả ly
Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Jan Willis đến Nepal, nơi đây bà tìm ra Phật tánh trong bà và hài hòa với quá khứ.
Bởi Anne Underwood—Newsweek, tạp chí cho tuần 29/8--05/9
Chưa bao giờ bà Willis cảm thấy hứng thú với những nhà thờ công giáo trong thời thơ ấu của bà ở Alabama vào thập niên 50, nơi mà các nhà truyền giáo được xem là hoàn thành nhiệm vụ khi nào những tín đồ của họ trở thành những kẻ cuồng tín. Bà ta thường lẫn tránh những giảng đường cho đến khi bị bắt buộc bởi bà thân mẫu.
Sau khi nhập đạo lúc 14 tuổi, bà trở lại trạng thái nghi ngờ công giáo như bà đã từng nghi ngờ lúc còn bé rằng công giáo là đạo của những người da trắng kỳ thị. Chúng ta, không ai trách bà được, bởi vì nơi bà ở, thỉnh thoảng những trẻ em da đen bị tạt acid đến mù cả đôi mắt. Băng đảng kỳ thị của người da trắng sáng lập, đảng KKK (Ku Klux Klan) đã từng đốt cháy ngôi nhà mà bà ẩn núp bên trong, nghĩ rằng bà sẽ chết.
Lúc còn bé, bà Willis thường ấp ủ lý tưởng hòa bình của ông Martin Luther King Jr. và hình ảnh tự thiêu, hy sinh cho hòa bình, của ngài hòa thượng Quảng Đức đã đưa bà đến gần Phật giáo. Năm 1969, sau khi tốt nghiệp đại học, bà Willis phân vân giữa 2 lựa chọn : đến Nepal để học hỏi Phật pháp hoặc tham gia hội Black Panthers (là 1 tổ chức của người da đen chủ trương dùng bạo lực để chống lại người da trắng) để trả thù cho sắc tộc da đen của bà---“hòa bình hay ăn miếng trả miếng” bà nhớ lại, cuối cùng bà đã chọn con đường hòa bình …và từ đó, cuộc đời của bà hoàn toàn thay đổi. Phật giáo đã dạy bà sự từ bi, bằng lòng, và hài hòa với chính mình. Và điều này đã đưa đẩy bà trở thành giáo sư, dạy giáo lý đạo Phật ở trường đại học Wesleyan, và cũng chính điều này đã dạy bà tạo hòa bình với những nhà thờ công giáo.
Cuộc hành trình học đạo của bà không phải là một việc dễ làm. Bà đến tu viện phía ngoài Kathmandu vào năm 1969. Bà là người phụ nữ duy nhất giữa 60 vị tăng, tất cả mọi thứ xung quanh đều xa lạ. Bà phải học hỏi mọi thứ để hòa mình vào cuộc sống mới, từ âm thanh của tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng kinh tụng, cho đến giờ giấc trong tu viện. Bà hằng cuốc bộ vài cây số lên núi để học Phật pháp với Lama Thubten Yeshe, vị Lama nói rằng, Phật tánh đã có sẵn trong bà, giờ chỉ cần bà đủ tĩnh lặng để tìm ra. Bà nhớ lại, lời nói đó đã tạo một tiếng vang mạnh mẽ trong lòng, đánh thức bà. Cái mặc cảm mà bà đối diện từ tuổi thơ, “tôi không là gì cả, không đáng giá trị nào cả” bà nói thêm “ tôi cảm thấy xấu hổ và thua kém.” Nhưng qua Phật giáo, tôi biết cách để gạt bỏ những ý tưởng không lành mạnh, và những nghi ngờ về khả năng của chính mình. Trong khi những người da trắng ở Alabama ruồng bỏ tôi, thì vị Lama gọi tôi là “ái nữ”
Mặc dù đã qua vài thập niên, nhưng những gì bà học hỏi và rèn luyện ở Nepal đã trở thành cuộc sống thường ngày của bà. Mỗi sáng, bà đến bàn thờ Đức Phật để tụng kinh và cầu nguyện sao cho việc giảng pháp của bà lan rộng và làm vơi bớt những thống khổ trên thế gian. Bà nói:” Trong thời kỳ mà mọi người sống trong lo sợ và thất vọng, những pháp rèn luyện này sẽ đem lại hy vọng cho mọi người”
Và cũng khơi dậy lòng từ bi cho cả tín đồ công giáo cũng như Phật giáo. “Kinh thánh có nói là hãy thương người láng giềng của ta, nhưng không dạy ta thương bằng cách nào” bà Willis nói như trên. Thiền Phật giáo dạy cho bà làm sao để có được sự thanh thản, sống 1 cách nhẹ nhàng, buông xả. Và thành khẩn nguyện cầu điều tốt lành đến cho tất cả mọi người, để tất cả đều tìm được sự an lạc trong tâm. Đó là 1 loại tình thương rất vi tế. Bà nói “Bạn nhận ra những điểm tương đồng của loài người, và bạn muốn họ chấm dứt đau khổ.” Với nhận thức này, bà cảm thấy gần gủi với những nhà thờ công giáo nơi mà bà đã từng lớn lên, sau 30 năm xa cách. Ở tuổi 57, bà đã tự gọi bà là—một Phật tử công giáo phi châu hoa-kỳ (an African-American Baptist Buddhist.)
Tibetan Buddhism: Learning to Let Go
After college, this child of Jim Crow went to Nepal, where she found the divine within and made peace with her past.
By Anne Underwood
Newsweek
Aug. 29 - Sept. 5, 2005 issue - Jan Willis never felt drawn to the Baptist church of her 1950s Alabama childhood—a place where the preacher hadn't done his job unless he whipped parishioners into a spiritual frenzy that left them fainting in the aisles. She avoided the revival tents until her mother forced her to go for the sake of her soul. And though she was eventually baptized at 14—"a wondrous experience," she admits—she quickly fell back into her old suspicion of Christianity as the religion of white oppressors. Who could blame her? So-called Christians in her hometown periodically blinded black children by tossing acid or hot lye at them. The Ku Klux Klan even burned a cross outside Willis's house, as she crouched inside, expecting to die.
Willis had always cherished the ideal of peace and in 1963 marched in Birmingham with Martin Luther King Jr. In college, inspired by the images of monks in Vietnam setting themselves on fire to protest the war, she became interested in Buddhism. But by the time she graduated from Cornell in 1969, Willis was faced with a stark postcollege choice: go to Nepal and study Buddhism or join the Black Panthers and fight for black rights—"peace or a piece," as she puts it. She opted for peace. And everything in her life changed. Buddhism taught her compassion and self-acceptance. It led her to her current job, teaching Buddhism at Wesleyan University. And it even taught her how to make peace with the Baptist church.
Her journey wasn't easy. Arriving at a monastery outside Katmandu in 1969, she was the lone woman among 60 monks; everything around her was strange. She learned to adjust to the sounds of gongs and conch shells, of chanted prayers. She hiked miles up a mountainside to study with Lama Thubten Yeshe, who taught her that she already had the nature of the Buddha within, if only she could be still enough to find it. It was a powerful message. The bias she faced in childhood "had convinced me that I was unworthy," she says. "I felt humiliated and undeserving." But through Buddhism, she learned to empty her mind of negative thoughts and self-doubt. Whites in Alabama might reject her, but Lama Yeshe came to call her "daughter."
Decades later, the practices she learned in Nepal are still very much a part of her life. Every morning, Willis goes to the altar in her study, adorned with brass offering bowls, incense, statues of Buddhist deities and photos of Lama Yeshe and the Dalai Lama. Her prayers focus on the tasks of the day, so that her teachings may be pure and accessible and her work may help reduce suffering in the world. "In a time when everyone's faced with such fear and hopelessness, these practices help rekindle hope," she says.
They also help rekindle compassion, a Christian virtue as well as a Buddhist value. "The Bible says 'love your neighbor,' but it doesn't tell you how," Willis says. Buddhist meditation taught her how to endure a slight and let it go—and to pray deeply for the good of humankind, so that all may find inner peace. It's a subtle kind of love. "You're aware of your common humanity," she says. "You want them to avoid suffering." This realization enabled her, after more than 30 years away, to finally feel at home in her father's church. And it leads her to call herself today, at 57, by that rarest of appellations—an African-American Baptist Buddhist.
http://www.msnbc.msn.com/id/9024949/site/newsweek/
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home