No. 0061
Hòa Thượng Bửu Chơn (1911 - 1979)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc - Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy.
Từ năm 1954 cho đến năm 1979 Ngài liên tiếp giữ nhiều chức vụ quan trọng như là thành viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Tăng Thống Ban Chưởng Quản, rồi Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Phó Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới, Cố Vấn Tối Cao và vĩnh viễn cho Hội Phật Giáo Thế Giới. Và trong 25 năm Ngài liên tiếp đi tham dự các hôi nghị Phật Giáo tại các nước Miến Ðiện,Nepal, Ấn Ðộ, Campuchia, Thái Lan,Nhật Bản, Ðức. Ngài cũng đến các nước Tây Phương để nghiên cứu Phật học tại các quốc gia như Anh, Y', Pháp.
Ngài là học giả biết nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích lan, Trung Hoa, Pháp, Anh, Ðức, Y', Nga và cổ ngữ Pali. Riêng về Pali là ngôn ngữ mà Ngài đã dành rất nhiều thi` giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pali.
Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.
Ngày 19-9-1979 bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1.8 - Kỷ Mùi) Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm - Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo. Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Hòa thượng vẫn còn tĩnh táo nghe các thành viên trong đoàn báo cáo buổi lễ Dôn Ta và lễ Truyền giới viên mãn cho 7 vị sư Campuchia, mở đầu kỷ nguyên phục hồi nền Phật Giáo xứ Chùa Tháp.
Các tác phẩm của Ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch :
- Cư Sĩ Thực Hành, Tứ Thanh Tịnh Giới , Pháp Xa, Chuyển Pháp Luân, Bồ Tát Khổ Hạnh, Hàng rào giai cấp, Niệm Thân, Chánh Giác Tông, Tội Ngũ trần, Truyện Ngạ Quỹ, Quả Báo Sa Môn, Nhân Quả Liên Quan, Kho tàng Pháp Bảo, Pháp Đầu Đà, Hội Nghị Quốc Tế, Văn Phạm Pàli, Định luật thiên nhiên của vũ trụ, Tự Điển Pàli.
Hòa Thượng Bửu Chơn (1911 - 1979)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc - Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy.
Từ năm 1954 cho đến năm 1979 Ngài liên tiếp giữ nhiều chức vụ quan trọng như là thành viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Tăng Thống Ban Chưởng Quản, rồi Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Phó Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới, Cố Vấn Tối Cao và vĩnh viễn cho Hội Phật Giáo Thế Giới. Và trong 25 năm Ngài liên tiếp đi tham dự các hôi nghị Phật Giáo tại các nước Miến Ðiện,Nepal, Ấn Ðộ, Campuchia, Thái Lan,Nhật Bản, Ðức. Ngài cũng đến các nước Tây Phương để nghiên cứu Phật học tại các quốc gia như Anh, Y', Pháp.
Ngài là học giả biết nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích lan, Trung Hoa, Pháp, Anh, Ðức, Y', Nga và cổ ngữ Pali. Riêng về Pali là ngôn ngữ mà Ngài đã dành rất nhiều thi` giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pali.
Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.
Ngày 19-9-1979 bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1.8 - Kỷ Mùi) Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm - Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo. Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Hòa thượng vẫn còn tĩnh táo nghe các thành viên trong đoàn báo cáo buổi lễ Dôn Ta và lễ Truyền giới viên mãn cho 7 vị sư Campuchia, mở đầu kỷ nguyên phục hồi nền Phật Giáo xứ Chùa Tháp.
Các tác phẩm của Ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch :
- Cư Sĩ Thực Hành, Tứ Thanh Tịnh Giới , Pháp Xa, Chuyển Pháp Luân, Bồ Tát Khổ Hạnh, Hàng rào giai cấp, Niệm Thân, Chánh Giác Tông, Tội Ngũ trần, Truyện Ngạ Quỹ, Quả Báo Sa Môn, Nhân Quả Liên Quan, Kho tàng Pháp Bảo, Pháp Đầu Đà, Hội Nghị Quốc Tế, Văn Phạm Pàli, Định luật thiên nhiên của vũ trụ, Tự Điển Pàli.
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home