<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 4 14, 2006

No. 0863 (Hạt Cát dịch)
Phật tử Tích Lan kêu gọi Ấn Ðộ nên nhìn nhận Vesak là công lễ.

Kandy, Sri Lanka -- The Buddhist Channel, April 12, 2006- Một sự kêu gọi Ấn Ðộ nên công nhận Vesak là quốc lễ vừa được gửi đến Thủ Tướng Ấn Ðộ.

Trong một bức thư gửi đến Thủ Tướng Ấn Ðộ Manmohan Singh, Ken và Visakha Kawasaki nói rằng họ bị “sốc”về việc Ấn Ðộ không có đón mừng lễ Vesak theo tính cách quốc gia.

Bức thư giải thích xa hơn rằng “Kể từ khi Ðức Phật du hành khắp nơi trong miền Bắc Trung Ấn và gửi chư Thánh đệ tử đi cùng khắp mọi ngỏ ngách trong nước để giảng dạy giáo pháp của Ngài, tại sao Ấn Ðộ không chính thức công nhận lễ Vesak?”

Bức thư cũng đồng thời nêu ra rằng quốc kỳ Ấn Ðộ cũng có hình Pháp Luân, biểu tượng của giáo lý Ðức Phật. “ Ngay cả quốc gia lân cận Bangladesh, một nước chủ yếu là Hồi giáo với một số dân cư nhỏ liên hệ đến Phật Giáo cũng đón mừng lễ Vesak như là một lễ hội quốc gia.

Dưới đây là nguyên văn bức thư kêu gọi:

Thư gửi Thủ Tướng Ấn Ðộ, Mr. Manmohan Singh.

Kính thưa Ngài,

Trong tháng 12 năm 1999, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu đồng thuận tuyên bố lễ hội Vesak, đại lễ đánh dấu ngày Ðản Sanh, Ðắc Ðạo và Niết Bàn của Ðức Phật, chính thức là ngày công lễ quốc tế.

Ngày 15 tháng 05 năm 2000, một tu sĩ học giả người Mỹ, Tỳ Kheo Bodhi, thay mặt cho tất cả Phật tử và những ai kỉnh mộ thông điệp từ bi và trí tuệ của Ðức Tôn Sư, đã đọc diễn văn trước cử tọa Liên Hiệp Quốc trong dịp chính thức đón mừng Ðại Lễ Vesak đầu tiên nói rằng:

“ Kể từ thế kỷ thứ Năm trước Tây Lịch, Ðức Phật đã là “Ánh Sáng Á Châu”, một vị tôn sư tâm linh mà giáo pháp của Ngài đã lan tỏa hào quang trên một vùng đất đã từng trải rộng từ Thung Lũng Kabul ở phương tây đến Nhật Bản ở phương đông, từ Tích Lan ở miền nam đến Siberia trên miền bắc. Tư cách siêu phàm của Ðức Phật đã khai sinh một nền văn minh được dẫn dắt bởi đạo đức cao thượng và lý tưởng nhân bản, khai sinh một truyền thống tâm linh sinh động đã hoàn thiện hàng triệu đời sống với cái nhìn tiềm tàng năng lực cao nhất của một con người. Hình ảnh từ bi của Ngài là trọng tâm đầy ý nghĩa được thực hiện trong tất cả các loại hình nghệ thuật, trong văn học, hội họa, điêu khắc và kiến trúc”.

Nụ cười từ bi, huyền nhiệm của Ngài đã đi vào thư viện kinh điển và luận án bao la trong nỗ lực tìm hiểu trí tuệ sâu sắc của Ngài. Ngày nay, Phật giáo trở thành phổ biến hơn trên khắp mặt địa cầu, đang thu hút một vòng tròn tín đồ ngày càng lan rộng hơn bao giờ hết và đã sẵn sàng bắt đầu tác động vào văn hóa Tây Phương. Do đó, hầu như rất đúng lúc khi Liên Hiệp Quốc chọn ra một ngày riêng biệt trong năm để đón mừng tưởng niệm vị vĩ nhân trí tuệ siêu thế và tâm từ vô biên, con người mà hàng triệu con người trong nhiều quốc độ kỉnh mộ như bậc thầy hướng dẫn của họ.

Hãy tưởng tượng sự kinh ngạc của chúng tôi khi biết được rằng Ấn Ðộ, thuộc tất cả các quốc gia, vẫn không đón mừng lễ hội Vesak như một công lễ.

Từ khi Ðức Phật đi khắp đó đây ở Trung Bắc Ấn và gửi chư Thánh đệ tử của Ngài đến mỗi ngỏ ngách của đất nước để giảng dạy giáo pháp, vì sao mà Ấn Ðộ không chính thức công nhận lễ Vesak?

Nếu như Ấn Ðộ vẫn còn những đền đài lộng lẫy mang chứng tích của Phật Giáo đã từng lan tỏa có mặt khắp nơi, có thể nào chính phủ Ấn Ðộ vẫn chưa ấn định một ngày để tưởng niệm và sùng bái Ðức Phật?

Quốc kỳ của Ấn Ðộ mang dấu hiệu Pháp Luân, biểu tượng giáo pháp của Ðức Phật, thì vì sao mà Ấn Ðộ lại không đón mừng đại lễ Vesak ?

Nếu như Ấn Ðộ một lần nữa có nhiều triệu Phật tử, sao Ân Ðộ lại có thể do dự hoặc trì hoãn trong việc tưởng niệm ngày tháng thiêng liêng cho tất cả Phật tử. Ngay cả quốc gia lân cận Bangladesh dân chúng phần lớn theo đạo Hồi, với dân số Phật tử tương đối ít oi cũng đón mừng Vesak như là một quốc lễ. Có xấu hổ chăng khi Ấn Ðộ không đón mừng Vesak một cách đúng đắn, ngày tháng mà Liên Hiệp Quốc đã ấn định dành riêng cho Phật tử thế giới tưởng nhớ và kỷ niệm người con vĩ đại nhất của địa cầu ?

Chúng tôi đề nghị rằng Vesak được chính thức công nhận là ngày quốc lễ ở Ấn Ðộ để tỏ lòng tôn kính đến bậc vĩ nhân Người Xua Tan BóngTối, Ðức Phật Gotama.

Kính tri ân sự chú ý nhanh chóng của Ngài đến vấn đề cấp thiết này .

Buddhists appeal for Vesak national holiday in India
The Buddhist Channel, April 12, 2006
Kandy, Sri Lanka -- A call has been made to India to declare Vesak as a public holiday. In a letter to the country's Prime Minister Manmohan Singh, Ken and Visakha Kawasaki said that it was shocking that India does not celebrate Vesak.

India's National Flag: In the centre of the white band, there is a wheel in navy blue to indicate the Dharma Chakra, the wheel of law in the Sarnath Lion Capital. This center symbol or the 'CHAKRA', is a Buddhist symbol dating back to 200th century BC.


The letter further elucidated that "since Buddha walked and taught his Dhamma throughout north central India, and sent his venerable monks to every corner of the country, how is it that India does not officially recognize Vesak?"

It was also pointed out that the national flag of India bears the Dhammacakka, the Wheel of the Law, representing the Buddha’s teaching. "Even neighboring Bangladesh, a predominantly Muslim country with a relatively small population of Buddhists, celebrates Vesak, as a national holiday," said Vishaka.

The full text of the letter of appeal is given below:

---------------------------------------------------------------------
The Prime Minister of India, Mr. Manmohan Singh

Your Excellency,

In December of 1999, the United Nations unanimously voted to declare Vesak, which marks the Birth, Enlightenment and Parinibbana of Lord Buddha, an official international holiday.

On 15th May 2000, the American scholar monk, Ven. Bhikkhu Bodhi, spoke on behalf of all Buddhists and those others who respect and appreciate the Teacher’s wise and gentle message. He addressed the United Nations on that first official U.N. celebration of Vesak, saying:

“Ever since the fifth century B.C., the Buddha has been the Light of Asia, a spiritual teacher whose teaching has shed its radiance over an area that once extended from the Kabul Valley in the west to Japan in the east, from Sri Lanka in the south to Siberia in the north. The Buddha's sublime personality has given birth to a whole civilization guided by lofty ethical and humanitarian ideals, to a vibrant spiritual tradition that has ennobled the lives of millions with a vision of man's highest potentials. His graceful figure is the centerpiece of magnificent achievements in all the arts -in literature, painting, sculpture, and architecture.

“His gentle, inscrutable smile has blossomed into vast libraries of scriptures and treatises attempting to fathom his profound wisdom. Today, as Buddhism becomes better known all over the globe, it is attracting an ever-expanding circle of followers and has already started to make an impact on Western culture. Hence it is most fitting that the United Nations should reserve one day each year to pay tribute to this man of mighty intellect and boundless heart, whom millions of people in many countries look upon as their master and guide.”

Imagine our shock to learn that India, of all countries, still does not celebrate Vesak!

Since Buddha walked and taught his Dhamma throughout north central India, and sent his venerable monks to every corner of the country, how is it that India does not officially recognize Vesak?

Given that India still contains splendid monuments that bear testimony to Buddhism’s once all-pervasive presence, how can it be that the government of India has not yet set aside one day to remember and to respect Buddha?

India’s own flag bears the Dhammacakka, the Wheel of the Law, reresenting the Buddha’s teaching, so how it be that India does not celebrate Vesak?

Given that Indian Buddhists once again number in the millions, how can India hesitate or delay in commemorating this day most sacred to all Buddhists? Even neighboring Bangladesh, a predominantly Muslim country with a relatively small population of Buddhists, celebrates Vesak, as a national holiday. Isn’t it shameful that India does not properly commemorate Vesak, the day set aside by the U.N. and celebrated by the world’s Buddhists to remember and commemorate her greatest son!

We urge that Vesak be officially recognized as a national holiday in India, paying respects to the great Dispeller of Darkness, Gotama Buddha.

Thank you for your prompt attention to this urgent matter.

Sincerely,
Ken and Visakha Kawasaki
Buddhist Relief Mission
75 Anniwatte, Kandy 20000
Sri Lanka
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,2539,0,0,1,0