No. 0754 ( ÐÐ Nguyên Tạng)
Phật giáo Nam Tông tại Mã Lai
(Trích trong "Phật Giáo tại Mã Lai" )
Nếu như phần lớn người Trung Hoa theo Bắc Tông PG, thì ngược lại, người Thái Lan, Miến Điện và Tích Lan lại theo Nam Tông PG. Cộng đồng người Thái Lan tập trung ở Perlis, Kedah và Kelantan. Ước lượng có khoảng 200 ngôi chùa Thái Lan nằm về các tỉnh này của miền Bắc Mã Lai. Các chùa Thái cũng thu hút nhiều người Hoa để chiêm bái và tu học.
Ngôi chùa cổ nhất của Nam Tông tại Mã Lai là chùa Candaram ở Green Lane, Penang, hiện nay chùa này đổi sang làm Trung Tâm Thiền PG Mã Lai (Malaysian Buddhist Meditation Centre), chùa được xây dựng vào năm 1918. Đầu thập niên 1970, Thượng tọa Abhidhammapalanana, một tăng sĩ trí thức Thái Lan đã đến trụ trì ngôi chùa này và ngài bắt đầu dạy về Thiền quán niệm và luận Abhidhamma cho Phật tử Mã Lai. Các buổi thuyết giảng của ngài đã thu hút giới trẻ Mã Lai, cả học sinh Trung học và sinh viên đại học đều đến tham dự. Hiện nay sự nghiệp hoằng Pháp này được đệ tử của ngài thừa kế là Đại đức Sujivo, một tăng sĩ Mã Lai. Một tu sĩ Thái Lan khác có công truyền bá PG tại Mã Lai là Thượng tọa Silananda, trụ trì chùa Pin Wang ở Penang ( chùa này xây dựng năm 1889) ngài cũng thành lập trường Phật Pháp Chủ nhật và dạy thiền hằng tuần cho Phật tử trong địa phương.
So với người Thái Lan, cộng đồng người Miến và Tích Lan thì nhỏ hơn. Người Miến Điện phần lớn ở tỉnh Penang và ngôi chùa sinh hoạt chính của họ là Dhammikarama, xây dựng 1828, đây là ngôi chùa duy nhất của người Miến tại xứ sở này. Chùa do Đại đức U Pannavamsa trụ trì, ngài là người làu thông về Tạng luận và Thiền quán niệm, ngài cũng cho mở trường Phật Pháp chủ nhật để phổ biến giáo lý. Nhiều tăng sĩ Miến khác cũng có công truyền bá lời Phật dạy ở Mã Lai là các Đại đức Dhammabanchanvud, Mahasi Sayadaw, Sayadaw U Pandita, Sayadaw U Janaka, các ngài đến Mã lai vào cuối những năm 1980 và thành lập nhiều Trung Tâm Thiền Học ở Johor, Perak, Malacca, Petaling Jaya và Selangor.
Sự đóng góp chính cho PG Nam Tông ở Mã Lai phải nói là đến từ phía các Tăng sĩ người Tích Lan. Phần lớn họ đều nói tiếng Anh và được đào tạo trong môi trường Phật học chính quy tại quê nhà. Các chùa Tích Lan tập trung ở tỉnh Penang, Taiping, và hai chùa lớn khác ở thủ đô Kuala Lumpur, những ngôi chùa này đều có số lượng lớn tín đồ người bản xứ nói tiếng Anh đến tham học.
Ngôi chùa chính của PG Tích Lan là Mahindarama ở đường Kampar, Penang, do Hòa thượng A. Pemaratana xây dựng vào năm 1918. Ngôi chùa đã một thời nổi tiếng là trung tâm tu học dưới sự dẫn dắt của Trưởng lão K. Gunaratana Maha Nayaka Thera (1933-1964). Là một pháp sư hùng biện, ngài Gunaratana đã tổ chức nhiều khóa tu học và thuyết giảng cho Phật tử địa phương cũng như đi diễn giảng trên khắp xứ Mã Lai. Sau khi ngài viên tịch, Hòa thượng P. Pemaratana Maha Nayaka Thera đã kế thừa sự nghiệp hoằng Pháp tại ngôi chùa này.
Một trong những tăng sĩ Tích Lan thành công nhất trong sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai là Đại lão Hòa thượng K. Sri Dhammananda Maha Nayaka Thera, sự xuất hiện của ngài đã làm cho PG tại xứ sở này lật qua một trang sử mới. Ngài Dhammananda sinh năm 1919 và đến Mã Lai vào ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ngài thành lập ngay một Hiệp Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society) vào năm 1963 và tổ chức thuyết giảng, hội thảo Phật Pháp trên toàn quốc. Bên cạnh đó, ngài viết và xuất bản nhiều tác phẩm Phật học, đặc biệt là loại bỏ những quan niệm sai lầm về PG cũng như quan điểm tu học của người Phật tử trong đời sống hằng ngày. Các tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo âu" (How to live without fear and worry); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Định , con đường duy nhất" (Meditation, the Only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)... đã nhanh chong thu hút mọi giới Phật tử và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Một trong những đệ tử xuất gia của HT. Dhammananda, là Thượng tọa Mahinda, người có khả năng kế thừa sự nghiệp to lớn của Bổn sư.
www.quangduc.com
Phật giáo Nam Tông tại Mã Lai
(Trích trong "Phật Giáo tại Mã Lai" )
Nếu như phần lớn người Trung Hoa theo Bắc Tông PG, thì ngược lại, người Thái Lan, Miến Điện và Tích Lan lại theo Nam Tông PG. Cộng đồng người Thái Lan tập trung ở Perlis, Kedah và Kelantan. Ước lượng có khoảng 200 ngôi chùa Thái Lan nằm về các tỉnh này của miền Bắc Mã Lai. Các chùa Thái cũng thu hút nhiều người Hoa để chiêm bái và tu học.
Ngôi chùa cổ nhất của Nam Tông tại Mã Lai là chùa Candaram ở Green Lane, Penang, hiện nay chùa này đổi sang làm Trung Tâm Thiền PG Mã Lai (Malaysian Buddhist Meditation Centre), chùa được xây dựng vào năm 1918. Đầu thập niên 1970, Thượng tọa Abhidhammapalanana, một tăng sĩ trí thức Thái Lan đã đến trụ trì ngôi chùa này và ngài bắt đầu dạy về Thiền quán niệm và luận Abhidhamma cho Phật tử Mã Lai. Các buổi thuyết giảng của ngài đã thu hút giới trẻ Mã Lai, cả học sinh Trung học và sinh viên đại học đều đến tham dự. Hiện nay sự nghiệp hoằng Pháp này được đệ tử của ngài thừa kế là Đại đức Sujivo, một tăng sĩ Mã Lai. Một tu sĩ Thái Lan khác có công truyền bá PG tại Mã Lai là Thượng tọa Silananda, trụ trì chùa Pin Wang ở Penang ( chùa này xây dựng năm 1889) ngài cũng thành lập trường Phật Pháp Chủ nhật và dạy thiền hằng tuần cho Phật tử trong địa phương.
So với người Thái Lan, cộng đồng người Miến và Tích Lan thì nhỏ hơn. Người Miến Điện phần lớn ở tỉnh Penang và ngôi chùa sinh hoạt chính của họ là Dhammikarama, xây dựng 1828, đây là ngôi chùa duy nhất của người Miến tại xứ sở này. Chùa do Đại đức U Pannavamsa trụ trì, ngài là người làu thông về Tạng luận và Thiền quán niệm, ngài cũng cho mở trường Phật Pháp chủ nhật để phổ biến giáo lý. Nhiều tăng sĩ Miến khác cũng có công truyền bá lời Phật dạy ở Mã Lai là các Đại đức Dhammabanchanvud, Mahasi Sayadaw, Sayadaw U Pandita, Sayadaw U Janaka, các ngài đến Mã lai vào cuối những năm 1980 và thành lập nhiều Trung Tâm Thiền Học ở Johor, Perak, Malacca, Petaling Jaya và Selangor.
Sự đóng góp chính cho PG Nam Tông ở Mã Lai phải nói là đến từ phía các Tăng sĩ người Tích Lan. Phần lớn họ đều nói tiếng Anh và được đào tạo trong môi trường Phật học chính quy tại quê nhà. Các chùa Tích Lan tập trung ở tỉnh Penang, Taiping, và hai chùa lớn khác ở thủ đô Kuala Lumpur, những ngôi chùa này đều có số lượng lớn tín đồ người bản xứ nói tiếng Anh đến tham học.
Ngôi chùa chính của PG Tích Lan là Mahindarama ở đường Kampar, Penang, do Hòa thượng A. Pemaratana xây dựng vào năm 1918. Ngôi chùa đã một thời nổi tiếng là trung tâm tu học dưới sự dẫn dắt của Trưởng lão K. Gunaratana Maha Nayaka Thera (1933-1964). Là một pháp sư hùng biện, ngài Gunaratana đã tổ chức nhiều khóa tu học và thuyết giảng cho Phật tử địa phương cũng như đi diễn giảng trên khắp xứ Mã Lai. Sau khi ngài viên tịch, Hòa thượng P. Pemaratana Maha Nayaka Thera đã kế thừa sự nghiệp hoằng Pháp tại ngôi chùa này.
Một trong những tăng sĩ Tích Lan thành công nhất trong sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai là Đại lão Hòa thượng K. Sri Dhammananda Maha Nayaka Thera, sự xuất hiện của ngài đã làm cho PG tại xứ sở này lật qua một trang sử mới. Ngài Dhammananda sinh năm 1919 và đến Mã Lai vào ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ngài thành lập ngay một Hiệp Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society) vào năm 1963 và tổ chức thuyết giảng, hội thảo Phật Pháp trên toàn quốc. Bên cạnh đó, ngài viết và xuất bản nhiều tác phẩm Phật học, đặc biệt là loại bỏ những quan niệm sai lầm về PG cũng như quan điểm tu học của người Phật tử trong đời sống hằng ngày. Các tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo âu" (How to live without fear and worry); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Định , con đường duy nhất" (Meditation, the Only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)... đã nhanh chong thu hút mọi giới Phật tử và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Một trong những đệ tử xuất gia của HT. Dhammananda, là Thượng tọa Mahinda, người có khả năng kế thừa sự nghiệp to lớn của Bổn sư.
www.quangduc.com
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home