<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Tư, tháng 11 09, 2005

No. 0614(NEW): Một Đoá Sen Đã Nở

Thích Như Điển
- Đêm về khuya nhạc rừng càng réo rắc; bao gồm nhiều tiếng côn trùng cùng tấu lên một bản nhạc của rừng đêm như: tiếng ếch đâu đó kêu nhau gọi đàn; tiếng dế nỉ non bên bờ suối róc rách, chảy nghe êm tai. Một con nhạn lạc bầy liệng trên không trung vào đêm 14 tháng 9 âm lịch năm Ất dậu, kêu lên vài tiếng như gọi khách viễn du trở về với thực tại. Rồi những tiếng phèn la inh ỏi trổi lên trong đêm khuya như báo động một tin không lành cho những chú gà nhà đang được nuôi nấng tại đây.

Đêm xuống càng khuya ánh trăng 14 đã dọi thẳng vào những căn phòng mới được tạo dựng theo lối nhà sàn, gồm mái tranh vách ván; nhưng cũng thật đầy đủ tính cách của một túp lều quê. Ở đây họ làm nhà giống như những người Thượng ở vùng cao nguyên Việt Nam xây dựng. Vì lẽ thú rừng ban đêm hay về nơi cư trú của người; nên tầng dưới cùng là sàn dựng cao lên khỏi mặt đất nhiều thước, để tránh những hiểm nguy cho con người.

Nằm trên những tấm chiếu Tatami Nhật Bản thay thế cho những tấm nệm của Tây phương và chung quanh là chiếc mùng ngăn muỗi, đã gợi nhớ cho đêm đầu tiên của thầy trò chúng tôi tại Cực Lạc Cảnh Giới Tự này. Đây là một công trình mà thầy Hạnh Nguyện, đệ tử đầu của tôi đã phát khởi ra kể từ tháng 3 năm nay và bây giờ là tháng 10 năm 2005 đã bắt đầu đi vào sử dụng.

Đến đây không thể tưởng tượng được sức người đã phấn đấu với thiên nhiên như thế nào để dời núi lấp thung lũng, san rừng phá thạch; mới có được một cảnh quang tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng đã phát thảo sơ qua về một cảnh giới Cực lạc trong tương lai như thế nào rồi. Ở sâu dưới lòng suối là một ao Liên Trì rất lớn trong đó sẽ cho trồng hoa sen nhiều màu như ở thế giới Cực lạc và chung quanh có 7 hàng Lan can và 7 hàng cây báu như trong kinh A Di Đà đã diễn tả.

Vua Khang Hy của Trung Hoa (1644-1722) trong tựa đề kinh Kim Cang mà chính nhà vua đã thủ bút cũng có diễn tả về thế giới Cực lạc khi một người ở cõi Ta Bà này phát tâm niệm danh hiệu Phật thì đương lúc đó ở cảnh giới Tây Phương Cực Lạc một đoá bạch liên sẽ nở rộ.

Nơi đây những tịnh hữu của Cực Lạc thế giới kẻ công người của đã đương và sẽ tạo thành một thế giới như thế gồm những khu riêng biệt của Ưu Bà Di, Ưu Bà Tắc, chư Tăng… và những điện đường được xây dựng theo văn hoá Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Hàn trên đất Thái. Đây là một công trình rất có ý nghĩa cho những ai muốn trở về đời sống nội tâm của mình, để tìm lại chính mình là ai; trong khi mỗi ngày cuộc sống Âu Mỹ đã làm cho chúng ta mất mát đi rất nhiều.

Cứ mỗi một quần thể kiến trúc như thế sẽ có những điện đường nguy nga tráng lệ; nơi ấy là nơi mà hành giả tu học tại nơi đây sẽ hướng tâm mình vào chư Phật và chư vị Bồ tát, dùng chính nguyện lực của mình và cầu vào tha lực của chư Phật để được vãng sanh, sau khi đã mãn kiếp ở Ta bà.

Trên đồi cao những bóng cây cổ thụ che rợp cả một khoảng không gian vô tận, xen lẫn những cây hoa rừng trổ bông thật đẹp như những đoá hoa Vô ưu. Nơi đó sẽ là chốn ngự trị của Đại điện nhìn xuống hồ sen cùng bảy tầng cây báu. Đêm nay tuy Đại điện chưa hoàn thành nhưng sương mù đã giăng phủ trên bầu trời cũng như những tàng cây cổ thụ. Hy vọng một năm sau nữa mọi việc sẽ thành tựu và vào tháng 11 năm 2006 sẽ có một đại lễ Lạc thành. Lúc ấy những khách hành hương từ khắp nơi đổ về sẽ chiêm ngưỡng được công trình vĩ đại này.

Một nhà thầu người Thái thật đạo đức, mà cả gia đình đã được đào tạo bên Hoa Kỳ, có khả năng tinh luyện về Anh ngữ. Do vậy việc giao thiệp giữa chủ thầu và thầy Hạnh Nguyện hầu như không gặp khó khăn nào. Đây có thể là một nhân duyên đã được sắp đặt từ trước nên mọi việc xảy ra đều thuận duyên hết cả. Rõ ràng là: “Hình ngay thì bóng thẳng, hình vạy thì bóng cong”. Đó là lời chư Tổ đã dạy quả thật không sai chút nào.

Nước Thái lan là một nước Phật giáo cho nên trên từ vua chúa, dưới cho đến các xã ấp quận huyện đều một lòng tin Phật. Do vậy mà công trình kiến trúc này rất dễ dàng về mọi mặt. Chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc với ông tỉnh trưởng và những nhân viên phụ thuộc tại đây thấy họ có một cung cách rất thuần thục và có ý giúp đỡ cho Phật giáo. Ví dụ như đường xá vào chùa dài 5 km nay mai sẽ được tráng nhựa và mở rộng thêm ra. Ngân quỹ ấy do chính phủ thực hiện. Ngoài ra nhiều việc khác nữa cũng được chính quyền ưu đãi. Quả rằng đây là một thuận duyên rất lớn cho những người Phật tử chúng ta.

Lâu nay thầy Hạnh Nguyện đã đi khắp nơi tại Hoa Kỳ để vận động chư Tăng và Phật tử; đặc biệt là các thành viên trong Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputra đã hổ trợ một cách nhiệt tình nên công trình này mới được tiến hành như vậy. Mong rằng những Phật tử, Âu châu cũng như Úc châu cũng nên ủng hộ cho việc xây dựng này để sớm được hoàn thành như nguyện ước.

Chiều hôm trước chúng tôi ngồi quan sát sự sinh hoạt tại đây, thấy mọi người đang hăng say làm việc với trách nhiệm của mình; như các thợ làm nhà, thợ đóng cọc, thợ đo đạc… ai lo phần nấy như vội vã để hoàn thành trách nhiệm của mình. Bên sườn đồi những con nghé con vung văng bên mẹ trông thật dễ thương. Những con bò thật hiền từ đang gặm cỏ bên dòng suối chảy quanh đồi thật thơ mộng. Đến chiều về những con trâu đầu đàn tự động dẫn đàn trở về nhà của mình. Thỉnh thoảng những chiếc lục lạc rung lên như tiếng gọi đàn khỏi đi lạc.

Trên cao là một dòng thác chảy thành hai con suối thật dễ thương tạo nên những tiếng róc rách suốt cả đêm ngày. Đây quả thật là một cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ và có nhiều điều kiện để tạo thành một cảnh giới Cực Lạc thực tế tại chốn Ta bà này.

Xa xa cách chùa chừng 5 km là những bản làng của người địa phương. Nơi đây họ sinh hoạt tuy không náo nhiệt như thị thành; nhưng cũng đầy đủ sắc thái của một thôn làng miền núi. Ruộng đồng được cấy lúa hoặc trồng trọt những hoa mầu phụ như đậu mè, rau cải. Có những cây tre thân cao vút tận trời xanh. Có những cây tùng, cây trắc bá diệp lá thật xanh. Điều đó chứng tỏ rằng nơi đây đất đai thật mầu mỡ.

Những con đường vòng vèo uốn khúc trên núi đồi nơi đây trông giống như đèo Hải vân của chúng ta trong muôn thuở. Đến đây tôi lại nhớ bài thơ: “Qua Đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan:

Bước đến đèo ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mái nhà.
Nhớ nước đau lòng con quấc quấc.
Thương nhà mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Tự nhiên bài thơ này lại đúng với tâm trạng của chúng tôi xa quê hương đã trên 30 năm rồi và chắc chắn trong quý vị cũng có nhiều người mang tâm sự hoài cổ như thế. Đến đây đã gần Việt Nam rồi; nhưng không về lại quê mẹ được; quả là quan san cách trở và lòng người ai hiểu được cho chăng? Nhưng tôi cũng mong rằng nơi đây sẽ là một cảnh đẹp của Việt Nam tại đất Thái như núi Hương sơn của mình mà Chu Mạnh Trinh đã diễn tả qua bài thơ như sau:

Bầu trời cảnh Bụt.
Thú Hương giang ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non nước nước mây mây.
Đệ nhất động hỏi là đây có phải.
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái.
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng đâu đây một tiếng chày kình.
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải oan, này đền Cửa vọng.
Này hang Phật tích, này động Thất khuynh.
Nhác trông lên ai khéo vẽ nên hình.
Đá ngũ sắc long lanh như bóng nguyệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Chập chùng uốn khúc mấy thang mây.
Lần tràng hạt niệm Nam Vô Phật.
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng xem phong cảnh càng yêu.

Mong rằng cảnh trí nơi đây sẽ đẹp hơn cảnh Hương sơn của Việt Nam và sẽ giống như Cực Lạc Cảnh Giới Tự như cái tên mà đã được đặt ra. Cũng mong rằng trong ngày khánh thành sắp tới (10-12 tháng 11 năm 2006) quý vị sẽ chứng thực được những điều tôi đã giới thiệu trên đây.

Trước khi lên máy bay sang Úc để nhập thất 3 tháng, tôi có vài dòng đơn giản mô tả về cảnh giới tại đây cũng như nằm một đêm tại núi rừng nghe tiếng côn trùng rên rĩ mà cảm hoài đến một đoá sen sẽ nở bên cõi Tây Phương Cực Lạc. Hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ được như vậy.

Chiangmai vào một sáng mùa thu 2005.
Thích Như Điển
DươngTiêu Sưu Tầm