No.0613(NEW): Mỹ Vẫn Giữ Tên CSVN Trong Bản CPC Vì Đàn Áp Tôn Giáo
Ngày thứ ba 08-11-2005, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì có chính sách đàn áp tôn giáo, thường được gọi tắt là CPC (Countries of Particular Concern). Trong danh sách mới vừa phổ biến, CSVN vẫn tiếp tục bị liệt kê trên đó.
Danh sách CPC được phổ biến hàng năm căn cứ theo đề nghị của Ủy ban Quốc tế Tự do Tôn giáo, trên đó liệt kê những quốc gia có chính sách đàn áp tôn giáo. Những quốc gia bị liệt kê trên danh sách này còn có thể bị nhiều biện pháp chế tài khác, căn cứ theo đạo luật về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành vào năm 1998.
CSVN đã bị liệt trên danh sách CPC vào năm ngoái, và trong thời gian qua, Việt cộng vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách khắc nghiệt với các tôn giáo, điển hình là các vụ bắt giữ qúy vị lãnh đạo và ngăn chặn hoạt động của GHPGVNTN, chiếm đoạt đất đai của các nhà Dòng Công giáo, đàn áp đẫm máu GHPG Hoà Hảo, bắt bớ và cấm đoán những hoạt động tuyền giáo của giáo hội Tin Lành, nhất là những đồng bào thiểu số trên miền cao nguyên.
Tất cả chính sách đàn áp đó đã liên tục bị những nhân vật đấu tranh ở trong nước tố cáo, đồng thời các đoàn thể người Việt tại hải ngoại liên tục tố cáo trên các diễn đàn quốc tế. Đặc biệt trong vài tháng qua, những cuộc vận động của Ủy Ban Ngày Đấu Tranh Cho Tự Do Việt Nam vào dịp 30-4, các cuộc vận động của qúy ông Võ Văn Ái (Phòng Thông Tin PGQT), bà Ngô Thị Hiền (UBTDTGVN), cuộc điều trần của Giáo sĩ Trương Trí Hiền Nguyên Quyền Tổng Thư Ký giáo hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, đại diện các tôn giáo VN tại Hoa Kỳ, cũng như sự tiếp tay của các tổ chức, đoàn thể và đồng bào khắp nơi đã đưa đến thành quả này.
Đây là thành quả đấu tranh của người Việt trong và ngoài nước. Thành quả này sẽ giúp cho các tôn giáo tại Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh đàn áp của nhà nước Việt cộng.
Bản Thông Cáo Báo Chí của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phổ biến ngày 8-11-2005 viết rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ quyết định giữ y nguyên các nước sau trong bản các nứơc quan ngại CPC cho năm 2005: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Sudan và Việt Nam vì quá nhiều vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Toàn văn lưu trữ trên trang web Bộ Ngoại Giao Mỹ.
DươngTiêu trích từ http://www.queme.net
Danh sách CPC được phổ biến hàng năm căn cứ theo đề nghị của Ủy ban Quốc tế Tự do Tôn giáo, trên đó liệt kê những quốc gia có chính sách đàn áp tôn giáo. Những quốc gia bị liệt kê trên danh sách này còn có thể bị nhiều biện pháp chế tài khác, căn cứ theo đạo luật về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành vào năm 1998.
CSVN đã bị liệt trên danh sách CPC vào năm ngoái, và trong thời gian qua, Việt cộng vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách khắc nghiệt với các tôn giáo, điển hình là các vụ bắt giữ qúy vị lãnh đạo và ngăn chặn hoạt động của GHPGVNTN, chiếm đoạt đất đai của các nhà Dòng Công giáo, đàn áp đẫm máu GHPG Hoà Hảo, bắt bớ và cấm đoán những hoạt động tuyền giáo của giáo hội Tin Lành, nhất là những đồng bào thiểu số trên miền cao nguyên.
Tất cả chính sách đàn áp đó đã liên tục bị những nhân vật đấu tranh ở trong nước tố cáo, đồng thời các đoàn thể người Việt tại hải ngoại liên tục tố cáo trên các diễn đàn quốc tế. Đặc biệt trong vài tháng qua, những cuộc vận động của Ủy Ban Ngày Đấu Tranh Cho Tự Do Việt Nam vào dịp 30-4, các cuộc vận động của qúy ông Võ Văn Ái (Phòng Thông Tin PGQT), bà Ngô Thị Hiền (UBTDTGVN), cuộc điều trần của Giáo sĩ Trương Trí Hiền Nguyên Quyền Tổng Thư Ký giáo hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, đại diện các tôn giáo VN tại Hoa Kỳ, cũng như sự tiếp tay của các tổ chức, đoàn thể và đồng bào khắp nơi đã đưa đến thành quả này.
Đây là thành quả đấu tranh của người Việt trong và ngoài nước. Thành quả này sẽ giúp cho các tôn giáo tại Việt Nam sớm thoát khỏi cảnh đàn áp của nhà nước Việt cộng.
Bản Thông Cáo Báo Chí của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phổ biến ngày 8-11-2005 viết rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ quyết định giữ y nguyên các nước sau trong bản các nứơc quan ngại CPC cho năm 2005: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Sudan và Việt Nam vì quá nhiều vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Toàn văn lưu trữ trên trang web Bộ Ngoại Giao Mỹ.
DươngTiêu trích từ http://www.queme.net
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home