<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 2 25, 2005

No.0112

Sự Truyền Bá và Phát Triển Tạng Abhidhamma Tại Việt Nam


Tạng Abhidhamma được dịch là Vô Tỷ Pháp, Thắng pháp, Vi Diệu Pháp; âm là A Tỳ Đàm, được truyền bá tại Việt Nam vào năm 1958 do Ngài cố Đại Lão Hoà Thượng Tịnh Sự (Santakicco)

Sau khi du học tại Thái Lan trở về Việt Nam, Ngài truyền bá môn Abhidhamma đầu tiên tại chùa Viên Giác (Vĩnh Long), sau đó Ngài đi dạy khắp các nơi.

Môn Abhidhamma rất cao sâu vi diệu khó hiểu, do đó Ngài xét thấy căn cơ trình độ của học viên khó tiếp thu, nên Ngài tạo ra một phương pháp cho học viên dễ nắm bắt là làm ra bảng nêu được gọi là "bảng nêu chi pháp". Trước tiên Ngài cho trải miếng giấy hay tấm vải, sắp các đồng tiền xu vào như 12 tâm bất thiện thì để 12 cái đồng tiền xu v.v… sắp như vậy tất cả là 215 cái dồng tiền xu theo các chi pháp. Thời gian sau Ngài cho sắp bằng các cái chén, và tiếp tục sau thì cho vẽ lên vải như ngày hôm nay chúng ta học thấy các bảng nêu được vẽ hoặc sơn v.v… và mỗI bài học đều cho chấm vào tập bảng nêu từng bài một cho học viên dễ nhớ, học tới bài nào là cho chấm tới bài đó.

Thờ gian sau các vị giảng sư tiếp nối Ngài để dạy thì không còn cho chấm bảng nêu nữa, nhưng bảng nêu tổng quát thì vẫn còn tồn tại sử dụng.

Môn Abhidhamma được truyền dạy khắp nơi từ miền Nam đến miền Trung nước Việt và nhất là miền Tây Nam bộ.

Đến năm 1972 Ngài Hoà Thượng Tịnh Sự nhận giảng đường do cô Bảy Vĩnh Phúc dâng, Ngài mở lớp học tại đấy, chư tăng, tu nữ, phật tử tham dự rất đông đảo. Kể từ đó Ngài bắt đầu lần lượt dịch trọn bảy bộ Tạng Abhidhamma.
Bộ thứ nhứt : Dhammasan'gini` (Pháp tụ)
Bộ thứ hai : Vibhan'ga ( Phân Tích)
Bộ thứ ba : Dha`tuka`tha` ( Chất Ngữ )
Bộ thứ tư : Puggalapan~n~atti (Nhân Chế Đinh)
Bộ thứ năm : Ka`tha`vatthu ( Ngữ Tông)
Bộ thứ sáu : Yamakam ( Song Đối)
Bộ thứ bảy : Pat.t.ha`na ( Vị Trí )
Được dịch bằng Thái Ngữ ra Việt Ngữ In bằng cách quay rone'o đến năm 1984 vừa xong thi Ngài lâm trọng bệnh và tịch.

Các đệ tử của Ngài như TT Giác Chánh được Ngài truyền đạt đầy đủ thâm sâu để kế thừa chánh pháp. Sau này TT Giác Chánh truyền dạy các chư tăng, và phật tử và đồng thời có cô Bảy Vĩnh Phúc là một cu sĩ được học từ nơi Ngài và hướng dẫn cho các phật tử.

Khi Ngài Hoà Thượng Tịnh Sự tịch, các chư tăng, tu nữ, phật tử kế thừa truyền bá môn Abhidhamma rất rộng rãi nơi các chùa, tự viện, tịnh thất như chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), giảng đường Siêu Lý (TP), chùa Bửu Đức, chùa Kỳ Viên, chùa Pháp Bảo (Mỹ Tho), chùa Phước Sơn v.v…

Các vị giảng sư : TT Giác Chánh, TT Giác GiớI, TT Bửu Chánh, TT Pháp Chất, DD Chánh Minh, DD Chánh Định, DD Tuệ Quyền ….

Giảng viên : cô Bảy Vĩnh Phúc, cô Tu Nữ Diệu Tịnh

Bảy bộ Tang Abhidhamma của Ngài Hoà Thượng Tinh Sự dịch vào năm 1975, khi ấy chưa có điều kiện In ấn, đến năm 1988 được sự trợ giúp của Ngài Hoà Thuợng Thích Siêu Việt nguyên Tăng Trưởng Hệ phái Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, cho phép chư tăng được tu chỉnh và In ấn, lúc bấy giờ chư tăng nhất trí giao trách nhiệm cho các vị đệ tử của cố Hoà Thượng Tịnh Sự tu chỉnh Tạng Abhidhamma. Chư tăng thành lập ban tu chỉnh để hiệu đính lại toàn bộ Tạng Abhidhamma. TT Giác Giới được chư tăng giao phần hiệu đính và In ấn, đến năm 2004 đã hoàn tất bảy bộ Tạng Abhidhamma.

Đồng thời cũng có số tài liệu về Abhidhamma của các TT Giảng sư đã được phát hành như Vi Diệu Pháp Nhập Môn, Siêu ly Học của TT Giác Chánh, Tâm Vấn Đáp, Quy Trình Tâm Pháp của DD Chánh Minh đã phổ biến một cach rộng rãi để chư tăng, tu nữ, phật tử vừa học và có tài liệu nghiên cứu.

Sự nghiệp tài sản của ngài cố Hoà Thượng Tịnh Sự để lại cho chư tăng, phật tử được kế thừa và phát huy mạnh mẽ, hiện nay Tạng Abhidhamma vẫn còn tồn tại và phát triển các ngôi chùa thuộc hệ phái Nam Tông. Các Tôn giáo bạn như Bắc Tông, Khất Sĩ cũng tham dự các lớp học Abhidhamma.

Nói tóm lại : Tạng Abhidhamma hiện nay vẫn phát triển chưa có dấu hiệu suy đồi ở tại Việt Nam.diều đó làm cho ngườI phật tử càng có sự phấn khởi trong sự tu hoc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

(Tu Nữ Diệu Tịnh biên soạn)