<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 6 02, 2006

No. 0959 ( Diệu Yên dịch, Hạt Cát hiệu đính)
Cuối cùng thì tôi đã có thể là một Phật tử.

Ðược Viết Bởi Tony Anthony, cây viết của tờ báo địa phương Ukiah Daily Journal, là đạo diễn cuốn phim tài liệu về Tu viện Abhayagiri, cũng là một cựu quân nhân từng góp mặt trên chiến trường Việt Nam với bài viết kể lại hành trình đi tìm chân lý.

Ukiah 05/22/2006- Tôi vốn được nuôi dưỡng để trở thành một cậu bé Ki Tô Giáo ngoan đạo. Cả cha lẫn mẹ tôi đều là người Ki Tô Giáo, và cha tôi là một người Ý thuộc thế hệ thứ nhì, ông vốn là một cậu bé giúp lễ trong nhà thờ.

Tuy nhiên, tôi cố gắng tránh né truyền thống gia đình mà tôi phải tham dự một cách nghiêm túc là những lớp giáo lý Chủ Nhật từ lúc nhỏ cho tới khi làm lễ xác tín. Sau khi được xác tín, tôi chỉ đi nhà thờ khi bị bắt buộc như lễ Giáng sinh và Phục Sinh
Ở trung học, tôi đã bắt đầu phát triển sự khao khát tìm tòi về tâm linh. Tôi muốn những câu giải đáp cho những nghi vấn sâu sắc của đời sống.

Quyển sách tâm linh đầu tiên trả lời những thắc mắc cho tôi là một quyển sách giới thiệu về Thiền Phật Gíao được viết bởi Dr. Suzuki.

Qua đấy tôi đã có được một cái nhìn khái quát và tôi thật thích thú với điều mà thiền định dẫn dắt tôi trong cách nhìn sự việc, cái cách mà Picasso dẫn dắt người ta đến chỗ nhận thức một diện mạo từ những góc độ khác nhau.

Những ẩn dụ được đưa ra bởi Dr. Suzuki là một trong những điều mà tôi thích nhất trong quyển sách. Họ đã trình bày vòng luân hồi trong một phương pháp giản dị. Tôi luôn mang nó theo bên mình dù đi đến bất cứ nơi nào.

Nhưng sự khao khát của tôi vẫn chưa đi đến đâu cho đến khi tôi tham chiến Việt Nam. Trong chiến tranh, tôi thực sự cảm thấy có một nhu cầu khẩn cấp cho việc tìm hiểu tâm linh.

Chiến tranh đã khơi dậy những câu hỏi không thể giải đáp cứ lẩn quẩn mãi trong đầu óc tôi.

"Tại sao một người kết thúc sinh mạng với một viên đạn xuyên qua lồng ngực trong khi người bên cạnh không hề hấn gì"?

"Tại sao một quả mìn san bằng căn lều chỉ một phút sau khi anh quân nhân vừa bước ra khỏi cửa? Thật là những câu hỏi không thể nào giải đáp, ít nhất là đối với tôi- có lẽ bởi vì tôi quá gần kề với họ".

Dù thế nào đi nữa, tôi đã là một quân nhân. Chỗ rõ ràng trong những kinh nghiệm mới mẻ và kiến thức của tôi từ những lớp giáo lý dường như không gì nhiều hơn là một thoáng xung đột tâm linh sẵn sàng vỡ toang. Tôi khao khát một điều gì đó vững chắc hơn.

Tôi được biết về Phật Giáo Nguyên Thủy lần đầu tiên trong chuyến đi nghỉ phép của tôi tại Bangkok hồi thập niên 60-70.

Thật là kỳ cục, bài học tâm linh đầu tiên mà tôi có thể thực sự nắm bắt không phải được giảng giải bởi một tu sĩ mà bởi một cô gái dễ thương 18 tuổi tên gọi Pensi, người chỉ trẻ hơn tôi vài tuổi.

Có thể bởi vì cô ấy là một tiếp viên quán rượu, không phải là một giảng viên, không có cái tinh thần của một người chuyên thuyết giảng tâm linh trong thông điệp của cô, vì vậy tôi nắm bắt từng lời từng chữ của cô.

Cô ấy có một đức tin mạnh mẽ khi đề câp đến vấn đề tâm linh. Ðiều mà tôi chưa bao giờ nghe thấy trong nhà thờ Ki Tô Giáo. Ðấng tối cao của cô ấy là một thực tế hiện hữu gắn liền với đời sống như tay chân và thân thể. Tôi gặp gỡ Pensi vào thời điểm mà tôi cần có một cái gì đó để tin tưởng, để bám víu, bởi vì sau tuần lễ nghỉ phép ở Bangkok, tôi đối diện với một chiến trường sinh tử khác, nơi mà rất nhiều bạn bè tôi đã bị tử vong, bị thương tích trong 6 tháng công tác với bộ binh.

Pensi và tôi đã thăm viếng nhiều thắng cảnh của Bangkok. Cô cũng đã đưa tôi đi thăm viếng nhiều ngôi chùa rất đẹp, kể cả ngôi chùa nằm trên một hòn đảo tư nhân.

Chúng tôi ra thăm hòn đảo bằng một chiếc tàu nhỏ. Ngôi chùa có bức tường màu trắng cẩn chạm hàng ngàn mảnh kính đủ sắc màu lấp lánh dưới ánh nắng. Cởi bỏ đôi giày, chúng tôi đi vào bên trong mát lạnh thâm u.
Từ ngoài sáng đi vào chỗ tối, chúng tôi đã không thể nhìn thấy được gì cho đến khi thị lực được điều tiết thích ứng. Ôi chao, phía sau những làn khói hương trầm mặc là hàng hàng tu sĩ trong tăng y màu vàng cam, nghiêm trang tụng niệm dưới chân một pho tượng Kim thân Ðức Phật khổng lồ. Cảnh tượng và âm thanh cùng với mùi hương trầm phảng phất giống như một hình ảnh thiên đường mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng tới.

Bất cứ đi đâu trong thành phố, tôi và Pensi thường hay nắm tay nhau. Tôi để ý thấy rằng dân chúng nam nữ Thái Lan hay lắc đầu mỗi khi chúng tôi đi qua trên hè phố.

Chắc chắn rằng đối với mọi người, với kiểu tóc quân đội của tôi, tôi là một anh lính Mỹ GI, và Pensi trong y phục và cách trang điểm, rõ ràng là của một cô tiếp viên quán rượu. Pensi nói với tôi nghề tiếp viên quán rượu bị coi là thấp hèn hơn rác rưởi. Sau đó thì tôi hiểu được rằng phải can đảm lắm Pensi mới dám tay trong tay với lính Mỹ dạo gót trên đường phố. Các cô gái thường hay gặp phiền toái chỉ vì làm cái công việc này. Mặc dù bị phê phán và đối xử một cách khắc khe khiến tôi cũng muốn phản kháng nhưng Pensi thì vẫn cứ thản nhiên.

Khi tôi hỏi vì sao sự khắc khe của mọi người không hề làm cho Cô bị nao núng thì Cô nói với tôi rằng “ Tôi có Phật bên mình”.

Trải qua nhiều năm tháng theo sau, tôi không bao giờ quên được ngôn từ của Pensi, nhưng tôi cũng chưa hiểu gì nhiều cho đến những năm gần đây tôi mới thông suốt trọn vẹn. Ðức Phật là một bậc nhân ái, cao cả và từ bi, không giống như một vị trời đáng sợ thường hay trách phạt mà tôi từng tưởng tượng trong đầu óc ngây thơ của một cậu bé.

Trong mùa lễ hội Vessak này, tôi đã tiêu khiển một buổi tối dưới ánh trăng tròn tại một ngôi chùa sàng gỗ trong rừng ở Tu Viện Abhayagiri, Red Wood, Cali.

Tôi đã ngồi cùng với những quan khách khác phía sau 12 vị tu sĩ thường trú, lắng nghe ÐÐ Ajahn Amaro, phó trụ trì, thuyết giảng về sự vô thường của cuộc sống. Trong bài thuyết giảng, Sư đề cập đến cuộc sống ngắn ngủi của một cậu bé tên gọi Todd Tansuhaj, là một sa di trẻ tuổi nhất được thọ giới tại Tu Viện Vô Úy Sơn này từ trước đến nay. Todd, người thọ giới Sa Di với pháp danh Piyasilo, đã qua đời hai tuần trước vì căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu, sau một cuộc thay tủy lần thứ nhì không thành công.

Chúng tôi may mắn đã quay được đoạn phim buổi lễ thọ giới của Todd cho cuốn phim tài liệu về Tu Viện Vô Uý Sơn này. Không chút nghi ngờ, điều khó quên nhất trong cuốn phim chính là đoạn này.

Ajahn Amaro trong bài thuyết giảng đã mượn hình ảnh đời sống ngắn ngủi của Todd làm một ví dụ về tính chất vô thường của mọi hiện hữu trên trái đất này.

Abhayagiri sẽ làm lễ kỷ niệm 10 năm thành lập vào ngày 03 và 04 tháng 06 tới đây. Tu viện với truyền thống lâm trú, là một nơi tuyệt vời để thăm viếng trong thời gian nào đó. Nơi đó cho chúng ta một cơ hội học hỏi kiến thức vô tận, cái kiến thức không bắt buộc chúng ta phải chấp nhận. Như Sư Amaro nói “ Hãy thu nhận những gì bạn muốn và và gạt bỏ hết những điều khác qua một bên”.

Giáo lý của Ðức Phật cho chúng ta sự giải thích về cuộc đời rõ ràng nhất trên hành tinh này mà tôi chưa từng được nghe bao giờ. Ngôn từ của Ngài cô động, rõ ràng và thực tế đến nỗi đạo Phât có thể dễ dàng được chấp nhận như một tôn giáo khoa học. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể viếng thăm sinh hoạt với tu viện và vẫn giữ được truyền thống tâm linh của họ.

Suốt thời gian lễ hội tại Tu Viện, trong khi vầng trăng tròn được một sợi giây vô hình kéo ngang qua đỉnh Vô Úy- Abhayagiri- trong tiếng Pali có nghĩa là "không sợ hãi khiếp đảm”, thì những lời dạy của Ðức Phật mà Sư Amaro phân tích đã xuyên thủng bức màn của những câu hỏi, câu trả lời vượt không gian và thời gian. Sư đã nhắc nhở chúng ta rằng không cần phải nghĩ đến sự khác biệt của tôn giáo, Ki Tô Giáo, Phật Giáo hoăc bất cứ gì khác. Ðiều quan trọng là, dưới tất cả mọi nhãn hiệu, hãy là một người tốt nhất mà bạn có thể là, chẳng cần biết là bạn đã 60, 70 hay 80 tuổi hay là giống như Todd Tansuhaj, mới 11 tuổi.

Thật là tuyệt vời để nhận biết rằng chân lý sáng ngời nằm ở bên trong chúng ta. Chân lý mà chúng ta nhận ra nơi mỗi con người có thể được gọi là từ bi hoặc nhân ái. Chân lý không cần nhãn hiệu tôn giáo, bất cứ nó được gọi là gì, chúng ta nhận biết ra nó khi chúng ta cảm thấy nó xuất hiện trong ttrái tim của chúng ta. Như tôi chợt nhớ đến những lớp giáo lý Chủ Nhật, Chúa Jesu nói rằng “Thiên đàng bên trong chúng ta” và Ðức Phật nói: “Trạng thái vô trước, tịch lặng rỗng không chính là chân lý, trường cửu và bất biến”. Tôi chắc chắn rằng cậu bé Todd đã tìm thấy nó, và tôi cũng hiểu được những gì Pensi đã gửi gấm khi cô nói “ Tôi có Phật bên mình”
..

Maybe I am a Buddhist after all
by Tony Anthony
Last Updated: 05/22/2006 04:07:26 PM PDT
Growing up, I was raised to be a good Catholic boy. Both my parents were Catholic and my father, a second-generation Italian, had been an altar boy. Although I avoided that particular family tradition I dutifully attended Sunday school from an early age up until my Confirmation. After being confirmed I went to church only when I was forced to - on Christmas and Easter.

In high school I developed a lust for spirituality: I wanted answers to life's deeper questions. The first spiritual book that began to answer questions for me was an introductory book about Zen Buddhism by D.T. Suzuki. I had a penchant for the abstract and I loved the way Zen tricked me into seeing things the way Picasso tricks one into seeing a face from different angles. The ox-herder drawings done by Suzuki were one of my favorite parts of the book. They illustrated the cycle of life in a simple way. I remember carrying the paperback in my back pocket wherever I went.

But it wasn't until I landed in Vietnam, in the war, that I really felt an urgent need for spiritual understanding. The war raised unanswerable questions that circled round and round in my head. Why did one guy end up with a bullet in his chest while the soldier next to him walked away unscathed? Why did a Vietcong mortar shell flatten a hut just minutes after a soldier had walked out of it? The questions were unanswerable - at least by me - perhaps because I was too close to them. After all, I was the soldier. In light of my new experiences the knowledge from my catechism class seemed to be nothing more than a thin spiritual string frayed and about to break. I yearned for something stronger.

It was on my R&R in Bangkok that I first learned of traditional Buddhism.

Oddly, the first lessons of spirituality that I could really hold onto were delivered not by a priest or monk but by a wonderful girl of 18 named Pensi who was just a few years younger than me. Maybe because she was a bar girl and not a teacher there was no possibility of spiritual pride delivered along with her message, so I hung on her every word. She had such a deep-seated trust in her higher power that when she talked about it I felt it in myself. Her truth was like nothing I'd heard about in Catholic Church; her god was real and tangible, as much a part of her as her hand or her foot. I met Pensi at a time when I needed something to believe in because after my week in Bangkok I faced another six months in the infantry, in a place where many of my friends had already been killed or badly wounded.

Pensi and I toured the sights of Bangkok totally at ease with each other.

She took me to many beautiful Buddhist temples including one that inhabited its own small island. We arrived by water taxi to the sight of glistening white walls imbedded with thousands of pieces of colored glass sparkling in the sun. After removing our shoes we entered the cool dark temple. Coming from the bright light outside we couldn t see anything until our eyes adjusted to the dark. There behind veils of incense smoke were rows of orange-robed monks chanting at the feet of a giant gold statue of Buddha. The sights and sounds and fragrance of sandalwood came as close to a picture of heaven as I'd ever imagined.

Everywhere we went in the city Pensi and I held hands. I noticed that Thai men and women alike shook their heads when we passed by on the sidewalk.

It was obvious to anyone that, with my military haircut, I was a GI and Pensi in her short dress and eye makeup was a bar girl. Pensi explained to me that a bar girl was considered lower than dirt. I later learned how brave she was to walk through the city holding hands with a GI. Girls were often attacked for doing just that. Although being judged so harshly made me want to strike back, Pensi remained unshaken.

When I asked her why the people's derision didn't bother her she told me, "I have Buddha." Over the years that followed I never forgot Pensi's words, but it wasn't until recently that I've come to have a fuller understanding of them. Buddha is a loving, kind and compassionate god, not at all like the fearful and blaming god I'd created in my mind as a boy.

This past May 12th was Vesakha Puja the celebration of Buddha's birth, enlightenment and final passing, all celebrated on the same day, the full moon in May. I spent the evening beneath the moon on a wooden platform in the forest at the Abhayagiri Buddhist Monastery in Redwood Valley. I sat with the other visitors behind the 12 resident monks listening to Ajahn Amaro, Co-abbot of the monastery, speak about the transitory nature of life. In his talk, Ajahn referred to the short life of a boy named Todd Tansuhaj, the youngest monk ever to be ordained at the monastery. Todd, whose ordination name was Piyasilo, had died just two weeks earlier from complications from a rare blood disease after his second bone marrow transplant had failed.

We were privileged to have filmed Todd during his ordination for our movie about Abhayagiri. His is, without a doubt, the most unforgettable segment in the film. Ajahn Amaro in his lucid and enlightening talk used Todd's short life as an example of the transitory state of existence here on earth. Whether we live for 50, 70 or 80 years, the cycle is still the same - we are born, we live and we die.

Abhayagiri is celebrating its 10th Birthday on June 3 and 4. The monastery, in its forest setting, is a wonderful place to spend some time. Being there affords anyone an opportunity to gain some timeless knowledge - knowledge that we are in no way obligated to accept. As Ajahn Amaro says, "take what you want and leave the rest behind."

Buddha's teachings offer the clearest explanation of life on this planet I've ever heard. His words are so succinct and so practical that Buddhism might just as easily be taken as a science as a religion. So anyone can visit Abhayagiri and still keep his or her own religious beliefs in tact while enjoying a bit of Buddhist philosophy.

During the ceremony at the monastery, while the full moon was pulled by an invisible string up over "Fearless Mountain" (which is the meaning of Abhayagiri in the ancient Pali language) Ajahn Amaro's words cut through the thin veil of time answering an ageless question. His words reminded us that we don't need to think in terms of religion, Catholic, Buddhist or otherwise. What is important, beneath all the labels, is to be the best person we can be, if it is for 60, 70 or 80 years, or like Todd Tansuhaj, for only 11.

It is wonderful to recognize that bright shining truth within us, the truth we recognize in each other, that might be called compassion or loving-kindness. The truth needs no religious label; it matters little what we call it. Whatever it is called, we know it when we feel it because it's in all our hearts. As I remember from Sunday school, Jesus told us, "the kingdom of heaven is within." And Buddha said, "the unconditioned state alone is real, permanent, changeless."

I'm sure young Todd found it. And it's what Pensi meant when she said, "I have Buddha."


http://www.ukiahdailyjournal.com/editorial/ci_3853068