<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Hai, tháng 8 08, 2005

No. 0457 ( Trí Ðạt dịch)
Đạo Ở Trong Vạn Pháp. Cuộc hội nghị để khám phá sự bắt đầu hưng thịnh của đạo Phật ở Mỹ Châu .
do Wendy Edelstein, Public Affair 26 January 2005

Trong suốt thế kỷ vừa qua nhiều người Tây phương hâm mộ, và nhiệt thành đến với đạo Phật - một tôn giáo lớn đang được hành trì ở các nước Á Châu.

Để khảo sát làm thế nào một tôn giáo cổ xưa hơn 2500 năm đã đến với Tây phương, Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo, và Viện Khảo Sát Đông Á đã tổ chức hai cuộc hội nghị mang chủ đề "Nói lên tiếng nói của đức Phật - Phật giáo và Phương Tiện Truyền Thông.". Trong liên tiếp 2 ngày tại cuộc hội nghị, những nhà học giả Phật tử trong nước Mỹ, cùng với phóng viên báo chí, nhà làm phim ảnh, nhà văn, chuyên viên truyền hình, điện ảnh, và chuyên viên ngành ấn loát xuất bản sách báo, sẽ khảo sát xem làm thế nào mà Phật giáo đang có khuynh hướng phổ biến trong nhiều lãnh vực truyền thông.

Người tổ chức cuộc hội nghị là ông Robert Sharf, Giáo Sư Ngành Phật Học trong phân khoa Ngôn Ngữ và Văn Hóa Đông Á của Trung Tâm Berkeley Nghiên Cứu Phật Giáo. Ông Sharf cho biết : "Cuộc hội nghị 'Nói Lên Tiếng Nói Của Đức Phật' sẽ bàn bạc về những đề tài liên quan đến sự hình thành của đạo Phật trong thời đại mới ngày hôm nay. Rằng tại sao những bà nội trợ ở Nebraska sẽ nói với bạn rằng các bà ấy đều là Phật tử, dù quí vị này chưa từng đặt chân đến Á Châu, chưa từng đọc một quyển kinh, hay quyển sách nói về đạo Phật, thậm chí đến chưa từng gặp một ông thầy dạy về đạo Phật."

Cũng theo giáo sư Sharf, nhiều người Tây phương hâm mộ đạo Phật cũng đã từng đọc một vài quyển sách về đạo Phật, nhưng tác giả của những quyển sách này chưa chắc thật sự am hiểu về đạo Phật, hay đã từng thật sự là bậc thầy dạy đạo Phật tại Á Châu.

Trong suốt 2500 năm của một tôn giáo cổ xưa, theo truyền thống, các vị tỳ kheo thật sự tu tập, được trao truyền đạo để nói lên tiếng nói của đức Phật. Họ được kính trọng bởi vì họ đã sống đời xả ly trước bao nhiêu là "thằng thúc trói buộc của thế gian,".
Ngày nay những người tiêu biểu cho Phật pháp tại Tây phương thường thì không phải luôn là những vị Sư; có khi họ chỉ biết chút ít về giáo pháp và lịch sử đạo Phật. Họ dựa trên sự hiểu biết, cùng kinh nghiệm tâm linh thô thiển mà viết vài cuốn sách về Phật giáo. Người Tây Phương đi tìm nguồn an ủi, khoây khoả trong những quyển sách dầy cộm như các quyển sách có tựa đề như : Phật pháp cho những bà mẹ (Buddhism for Mothers), Đạt tới niềm an tịnh cho chính bạn và con cái của bạn (A Calm Approach to Caring for Yourself and Your Children) Đạo Phật Dễ Hiểu (Buddhism for Dummies), Lòng Khao Khát Chứng Ngộ : Phật Giáo và Tính Dục(Lust for Enlightenment: Buddhism and Sex).

Những quyển sách về Thiền của Phật giáo được viết bởi tác giả Tây Phương có thể làm cho bạn trở nên người cha người mẹ tốt hơn, làm cho những nhà doanh nghiệp thành công hơn, có khi sách đó không đúng với tinh thần nguyên thủy của đạo Phật.

Ông Sharf nói thêm : "Những quyển sách này không phải là sách Phật Giáo, chỉ là những ý tưởng mà tác giả lãnh hội được từ các vị thầy của họ

Cuộc hội nghị "Nói lên tiếng nói của Đức Phật" nhằm nghiên cứu cẩn thận về hiện tượng Phật giáo đang ảnh hưởng mạnh trong ngành truyền thông. Hội nghị mở ra cơ hội trao đổi ý kiến của các học giả, và các nhà truyền thông. Có khoảng 30 phim liên quan đến Phật giáo được trình chiếu trong thời gian này tại Wheeler Hall. Những cuốn phim này do hơn 12 quốc gia dựng nên, trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến chủ đề về đạo Phật.

Trí Đạt lược dịch.

Wherever you go, there they are
Conference to explore the rise of Buddhism in America

By Wendy Edelstein, Public Affairs 26 January 2005

To examine how the 2,400-year-old religion has been packaged for a Western audience, the Center for Buddhist Studies and Institute of East Asian Studies have organized a two-day conference called “Speaking for the Buddha?: Buddhism and the Media.” On Tuesday and Wednesday, Feb. 8 and 9, Buddhist scholars from around the country — as well as journalists, filmmakers, writers, and other professionals from the television, movie, and publishing industries — will look at how the religion is represented in various popular media.

The conference organizer, Robert Sharf, professor of Buddhist studies in the Department of East Asian Language and Cultures, chairs Berkeley’s new Center for Buddhist Studies. The purpose of “Speaking for the Buddha?,” says Sharf, is to talk about “what’s driving this kind of new-age Buddhism, where housewives in Nebraska will tell you that they’re Buddhist” without ever having traveled to Asia, consulted a Buddhist text, or even met a Buddhist teacher. According to Sharf, many Western enthusiasts have read a few books on Buddhism, but these books may or may not have been written by people who would be considered bona fide Buddhist teachers in Asia.

During the ancient religion’s first 2,300 years, it was primarily ordained monks who possessed the institutional authority that allowed them to speak for Buddhism. This respect accorded them derived from their having adopted a lifestyle of renunciation intended to facilitate a “severing of ties to the world,” says Sharf.

Today, those who represent Buddhism in the West are typically not ordained, and may know little about Buddhist history or doctrine; their authority rests on their authorship of a few books on the subject based upon their own spiritual journey. Western seekers can find solace in such tomes as Buddhism for Mothers: A Calm Approach to Caring for Yourself and Your Children, Buddhism for Dummies, and Lust for Enlightenment: Buddhism and Sex. The notion that Buddhist meditation — which is typically presented by Western authors as a prerequisite to Buddhist study — can make you a better lover or parent, or a more successful businessperson, is antithetical to the religion’s Asian origins, asserts Sharf.

“These books are not Buddhist texts,” he says, but are based on what the authors have picked up from their teachers. “At no point is there any kind of vetting of that teaching against what is written in the canon.” While Sharf is careful to say that he’s not advocating for that kind of treatment (“That’s not my job”), he says Buddhism is at an interesting crossroads historically, where potentially it could make “a clean break from anything that has gone on for a couple of thousand years in Asia.”

“Speaking for the Buddha?,” says Sharf, is an attempt to find a way “to take the contemporary phenomenon of Buddhism in the West seriously” by starting a dialogue between scholars and people who are familiar with what goes on inside the media. In conjunction with the conference, the Center for Buddhist Studies is co-sponsoring the International Buddhist Film Festival, which will screen nearly 30 films in Wheeler Hall from Thursday, Feb. 3, through Sunday, Feb. 13, including several world, U.S., and Bay Area premieres. The films, which come from more than 12 countries, both directly and indirectly touch on the notion of Buddhism.

http://www.berkeley.edu/news/berkeleyan/2005/01/26_buddhism.shtml